Tuyến tiền liệt chỉ có ở nam giới, có kích thước và hình dạng gần giống như quả hồ đào, nằm ở phía dưới bàng quang bao quanh đoạn đầu của niệu đạo. Bệnh có thể gặp ở bất cứ độ tuổi nào nhưng phổ biến nhất là đàn ông trung niên. Không xác định được các dấu hiệu của viêm tiền liệt tuyến sẽ dẫn đến phát hiện bệnh muộn, khiến quá trình điều trị gặp nhiều khó khăn.
Bệnh viêm tiền liệt tuyến là bệnh gì?
Viêm tiền liệt tuyến là tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở tuyến tiền liệt do nhiễm khuẩn hoặc không nhiễm khuẩn gây nên. Bệnh thường phát triển khá nhanh dẫn đến rối loạn chức năng sinh lý của nam giới, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt hàng ngày cũng như cuộc sống tình dục của đàn ông. Bệnh có 2 dạng thường gặp nhất là viêm tiền liệt tuyến cấp tính và mãn tính, tùy vào tình trạng bệnh mà có những dấu hiệu nhất định.
Nguyên nhân gây viêm tiền liệt tuyến ở nam
Viêm tuyến tiền liệt có thể là do vi khuẩn hoặc, không do vi khuẩn. Tuy nhiên, phân biệt các nguyên nhân vi khuẩn và không vi khuẩn có thể rất khó khăn, đặc biệt là ở viêm tuyến tiền liệt mạn tính.
Viêm tuyến tiền liệt do vi khuẩn có thể là cấp tính hoặc mãn tính và thường do các tác nhân gây bệnh đường niệu điển hình ( ví dụ: Klebsiella, Proteus, Escherichia coli) và có thể bởi Chlamydia. Làm thế nào những mầm bệnh này xâm nhập và gây viêm tuyến tiền liệt vẫn chưa rõ. Nhiễm trùng mãn tính có thể được gây ra do các vi khuẩn được phân lập mà kháng sinh không diệt được tận gốc.
Viêm tuyến tiền liệt không do vi khuẩn có thể là tình trạng có phản ứng viêm hoặc không có phản ứng viêm. Cơ chế này chưa được biết rõ, nhưng có thể bao gồm sự thư giãn không hoàn toàn của cơ thắt niệu đạo và rối loạn phối hợp vận động của các nhóm cơ khi đi tiểu. Áp lực đường tiểu tăng lên có thể gây ra trào ngược vào tuyến tiền liệt (kích hoạt phản ứng viêm) hoặc tăng hoạt động của hệ thần kinh tự chủ vùng chậu dẫn đến đau mạn tính không do viêm.
Những ai thường mắc phải viêm tuyến tiền liệt?
Viêm tuyến tiền liệt ảnh hưởng đến nam giới ở mọi lứa tuổi, nhưng có xu hướng phổ biến hơn ở nam giới từ 50 tuổi trở xuống. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.
Các yếu tố nguy cơ đối với viêm tuyến tiền liệt bao gồm:
- Tuổi tác: nam giới ở độ tuổi trung niên
- Đã từng mắc phải viêm tuyến tiền liệt
- Bị nhiễm trùng ở bàng quang hoặc niệu đạo
- Bị chấn thương vùng chậu
- Không uống đủ nước
- Quan hệ tình dục không an toàn
- Bị HIV/AIDS
- Căng thẳng.
Bạn không có các yếu tố nguy cơ bệnh không có nghĩa là bạn không thể mắc bệnh. Những dấu hiệu trên chỉ mang tính tham khảo. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết thêm chi tiết.
Dấu hiệu của bệnh viêm tiền liệt tuyến
1. Dấu hiệu viêm tiền liệt tuyến nhiễm khuẩn cấp tính:
- Tiểu khó, thường phải cố rặn ra, không đi tiểu được ngay, khi tiểu thường có cảm giác buốt, rát.
- Đau vùng bẹn bìu, xương mu hoặc xung quanh “cậu nhỏ”
- Có thể xuất hiện máu ở trong nước tiểu và tinh dịch
- Có trường hợp rối loạn chức năng khi giao hợp như đau buốt khi xuất tinh hoặc rối loạn về sự co cứng dương vật , đau đớn khi xuất tinh
- Người bệnh thấy rét như bị cúm, ớn lạnh
2. Viêm tuyến tiền liệt nhiễm khuẩn mạn tính:
Về cơ bản các dấu hiệu bệnh viêm tiền liệt tuyến tương đối giống với các trường hợp cấp tính nhưng biểu hiện ở mức độ nặng hơn như:
- Cảm giác khó chịu ở vùng bụng dưới hoặc tinh hoàn
- Đau tinh hoàn, đau vùng dưới thắt lưng, tiểu nhiều lần liên tiếp
- Nước tiểu có màu đục có thể kèm theo cả máu.
3. Viêm tiền liệt tuyến mạn tính không do vi khuẩn (không đặc hiệu, ít gặp)
Trường hợp này khi làm xét nghiệm nước tiểu và tinh dịch không phát hiện thấy vi khuẩn. Dấu hiệu bệnh viêm tiền liệt tuyến tương đối giống với trường hợp của viêm tiền liệt tuyến mãn tính nhưng có điểm tương đối nổi bật giúp người bệnh phân biệt chính là kết quả xét nghiệm nước tiểu thường có các tế bào mủ. Viêm tiền liệt tuyến không do khuẩn còn gây ra tình trạng tiểu nhiều và hơi buốt.
Viêm tuyến tiền liệt dù cấp tính hay mãn tính và do nguyên nhân gì đi chăng nữa thì cũng gây ra không ít phiền toái cho cuộc sống người bệnh. Hơn nữa, những biểu hiện của bệnh lại xuất hiện ở vị trí khá nhạy cảm nên nhiều nam giới thường giấu bệnh, không muốn tâm sự với bất kỳ ai ngay cả người bạn đời của mình, khiến bệnh để lâu, gây biến chứng và việc điều trị khó khăn hơn rất nhiều.
Bệnh viêm tiền liệt tuyến có nguy hiểm không?
Viêm tiền liệt tuyến ở dạng cấp hay mãn tính đều gây ra không ít phiền toái cho cuộc sống của nam giới. Nếu để lâu không khắc phục khiến bệnh xuất hiện với nhiều triệu chứng phức tạp, rất khó khăn trong việc điều trị đồng thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.
Đầu tiên là dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh lý về niệu đạo, vì khi viêm tuyến tiền liệt sẽ khiến bàng quang chịu áp lực. Khi đó nước tiểu không kịp bài tiết khiến lượng vi khuẩn ở nước tiểu tăng lên và gây ra tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu. Lâu dần ảnh hưởng đến chức năng của thận và sức khỏe người bệnh.
Ảnh hưởng đến chức năng tiền liệt tuyến, gây ra 1 loạt các tình trạng như rối loạn nội tiết tố nam. Tuyến tiền liệt có nhiệm vụ sản xuất ra tinh dịch, khi bộ phận này bị viêm nhiễm có thể ảnh hưởng trực tiếp đến việc sản sinh cũng như làm giảm chất lượng tinh trùng. Một số trường hợp viêm nhiễm nặng có thể hiếm muộn hoặc vô sinh.
Trường hợp viêm tiền liệt tuyến do vi khuẩn là điều kiện cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào máu, gây nhiễm trùng máu, viêm nội mạc cơ tim, viêm tinh hoàn.
Các tổn thương viêm tiền liệt tuyến sẽ phát triển thành các u xơ, dẫn đến xơ cứng bàng quang, chặn lại sự co bóp gây nên hiện tượng chảy mủ, chảy máu kèm nước tiểu, là tiền đề cho các bệnh lý như ung thư tiền liệt tuyến.
Chẩn đoán viêm tiền liệt tuyến ở nam
- Xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu
- Xoa bóp kích thích tuyến tiền liệt ngoại trừ viêm tuyến tiền liệt do vi khuẩn cấp tính
Chẩn đoán bệnh viêm tuyến tiền liệt loại I, II, hoặc III dựa vào lâm sàng nghi ngờ. Các triệu chứng tương tự có thể là kết quả của viêm niệu đạo , áp xe quanh trực tràng , hoặc là nhiễm trùng đường tiết niệu . Thăm khám chỉ giúp chẩn đoán trong viêm tuyến tiền liệt do vi khuẩn cấp tính.
Bệnh nhân sốt với các triệu chứng điển hình và các dấu hiệu viêm tuyến tiền liệt do vi khuẩn cấp tính thường có WBC và vi khuẩn trong một mẫu nước tiểu giữa dòng. Xoa bóp tuyến tiền liệt để lấy mẫu nước tiểu sau xoa bóp được cho là không cần thiết và có thể gây nguy hiểm cho những bệnh nhân này (mặc dù nguy cơ vẫn chưa được chứng minh) vì có thể gây nhiễm trùng huyết. Vì lý do tương tự, thăm trực tràng nên được thực hiện nhẹ nhàng. Cấy máu nên được tiến hành ở những bệnh nhân bị sốt và suy nhược nặng, ý thức lơ mơ, mất phương hướng, hạ huyết áp, hoặc các chi lạnh. Đối với bệnh nhân không có sốt, các mẫu nước tiểu trước và sau khi xoa bóp là đủ để chẩn đoán.
Đối với những bệnh nhân viêm tuyến tiền liệt do vi khuẩn cấp tính hoặc mãn tính, những người không đáp ứng tốt với kháng sinh, cần phải siêu âm qua trực tràng và đôi khi nội soi bàng quang để loại trừ áp xe hoặc phá hủy tuyến tiền liệt và viêm túi tinh.
Đối với bệnh nhân mắc bệnh viêm tuyến tiền liệt loại II, III, và IV (viêm tuyến tiền liệt không cấp tính), các xét nghiệm bổ sung có thể được xem xét là nội soi bàng quang và xét nghiệm tế bào nước tiểu (nếu tiểu máu cũng có xuất hiện) và đo niệu động học (nếu có nghi ngờ các bất thường thần kinh hoặc rối loạn cơ thắt).
Phòng ngừa viêm tuyến tiền liệt
- Quan hệ tình dục điều độ: giúp tránh tình trạng ứ đọng dịch tại tuyến tiền liệt.
- Uống nhiều nước và thường xuyên đi tiểu: uống nhiều nước giúp làm loãng nước tiểu, tăng cường bài tiết; đi tiểu thường xuyên giúp tránh cặn lắng nước tiểu ứ đọng bàng quang, và giúp cho hoạt động tống xuất nước tiểu của bàng quang, niệu quản và thận đều đặn hơn.
- Chế độ ăn uống khoa học, hạn chế những thực phẩm có chứa nhiều gia vị cay, nóng, hạn chế thuốc lá, rượu bia.
- Thường xuyên luyện tập thể thao, đặc biệt những quý ông làm việc văn phòng phải ngồi nhiều trong thời gian dài.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ cách trị viêm tuyến tiền liệt tốt nhất. Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
Điều trị viêm tiền liệt tuyến ở nam giới bằng y học cổ truyền
Ngay từ xa xưa các bài thuốc nam, thuốc y học cổ truyền đã cho thấy hiệu quả cao trong điều trị bệnh lý về sinh lý nam nữ. Tuy nhiên hiện nay do tình trạng dược liệu bẩn, sử dụng xác thuốc, tự ý sử dụng hoặc sử dụng thuốc không có chỉ định của bác sĩ, bên cạnh đó việc bày bán tràn lan trên mạng các loại thuốc, sản phẩm không rõ nguồn gốc khiến không ít người bệnh gặp phải cảnh tiền mất tật mang. Vậy để có thể được điều trị 1 cách an toàn, hiệu quả bạn nên tìm đến các cơ sở khám chữa uy tín, bác sĩ có nhiều kinh nghiệm, chuyên môn giỏi để được thăm khám và điều trị.
Với bệnh lý này bạn nên đến khám và điều trị với bác sĩ Hoàng Khánh Toàn (Nguyên trưởng khoa Y Học Cổ Truyền viện 108). Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám cẩn thận, tìm ra nguyên nhân gây bệnh của bạn và chỉ định các phương pháp, bài thuốc điều trị tốt nhất.

Bác sĩ Hoàng Khánh Toàn là ai?
Thạc sĩ Bác sĩ Hoàng Khánh Toàn – Đại tá quân đội, thầy thuốc ưu tú, thạc sĩ bác sĩ Hoàng Khánh Toàn, Nguyên trưởng khoa y học cổ truyền tại bệnh viện trung ương quân đội 108.
BS Hoàng Khánh Toàn đã có hơn 40 năm phục vụ liên tục trong Quân đội và 35 năm phục vụ liên tục trong ngành Quân y, trong đó 34 năm công tác trong chuyên ngành y dược học cổ truyền.
Xem thêm: Các chỉ số xét nghiệm
Với những cống hiến và tài năng của mình bác sĩ Toàn vinh dự được nhận các bằng khen và giải thưởng như:
- Bác sĩ Hoàng Khánh Toàn nhận Huân chương Chiến công hạng Nhất
- Danh hiệu Thầy thuốc Ưu tú
- Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ
- Bằng khen của Bộ Quốc phòng
- Bằng khen của Bộ Y tế
- Bằng khen của Hội Châm cứu Việt Nam
- Danh hiệu Chiến sỹ Thi đua cấp Toàn quân
- Chiến sỹ Thi đua cấp cơ sở nhiều năm liền…
- Danh hiệu TRÍ THỨC TIÊU BIỂU VÌ SỰ NGHIỆP PHÁT TRIỂN THỦ ĐÔ
- Thầy thuốc vì sự nghiệp phát triển đất nước
- Đặc biệt, năm 2019, ông vinh dự được Bộ trưởng Bộ Y tế trao tặng Giải thưởng Hải Thượng Lãn Ông vì đã có nhiều thành tích trong công tác, kế thừa, bảo tồn và phát triển y dược cổ truyền.
- Năm 2020 vừa qua, ông được Chủ Tịch Nước CHXHCN Việt Nam tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhì.
Bên cạnh công tác khám chữa bệnh, bác sĩ Toàn cũng có nhiều các công trình nghiên cứu khoa học, bài báo, sách
ThS.BS Hoàng Khánh Toàn, đến nay ông cũng đã có 13 công trình nghiên cứu khoa học được đăng trên các tạp chí và là tác giả của 100 bài báo khoa học đăng trên các tạp chí chuyên ngành y dược cổ truyền, gần 2000 bài báo phổ biến kiến thức y học phổ thông đăng trên các báo và tạp chí, 1 bộ sách 5 tập về đông y thường thức, 1 bộ sách 2 tập về Ẩm thực cổ truyền, 1 đầu sách viết về những vấn đề của y học cổ truyền, tham gia dịch được 2 cuốn sách về Trung y, thực hiện hàng trăm chương trình phổ biến kiến thức y học nói chung và y học cổ truyền nói riêng trên đài truyền hình Hà Nội và Trung ương.
Bác sĩ cũng là một trong các khách mời, chuyên gia tư vấn của nhiều kênh truyền hình lớn.
Với uy tín và kiến thức chuyên sâu của mình, bác sĩ Hoàng Khánh Toàn cũng thường xuyên tham gia làm khách mời và chuyên gia tư vấn của nhiều kênh truyền hình như: VTV1, VTV2, VTV9, Truyền hình quốc hội,…và của rất nhiều tờ báo lớn như: báo Dân trí, báo VnExpress.net, Báo sức khỏe và đời sống, báo điện tử vtv.net, báo Đất Việt, báo Việt Nam hội nhập, Baomoi.com, Afamily.vn…
Bác sĩ Toàn vừa có tâm, vừa có tầm được rất nhiều bệnh nhân yêu mến
Với nhiều năm kinh nghiệm như vậy chắc chắn sau khi thăm khám bác sĩ sẽ có thuốc chữa bệnh lý này hiệu quả