Viêm dạ dày mạn tính nhằm chỉ mức độ teo nào đó (với mất chức năng của niêm mạc) hoặc dị sản. Bệnh chủ yếu liên quan đến phần hang vị (với sự mất dần của tế bào G và từ đó giảm tiết gastrin) hoặc thân vị (mất dần tuyến tiết axit, dẫn đến giảm axit, pepsin, và yếu tố nội).
Phân loại
– Viêm dạ dày mạn do hoá chất: Trào ngược dịch mật, dịch kiềm từ ruột, NSAID,..
– Viêm dạ dày đặc hiệu: Viêm dạ dày tăng Eosine (u hạt tăng bạch cầu ưa acide, viêm dạ dày ruột tăng bạch cầu ưa acide)
– Viêm dạ dày u hạt: Crohn, lao, Histoplasma, giang mai, sarcoidose, dị vật, nhiễm ký sinh trùng, vô căn.
– Bệnh dạ dày phì đại: Bệnh Ménétrier, giả lymphoma dạ dày, hội chứng Zollinger-Ellison.
– Bệnh dạ dày sung huyết (tăng áp cửa)
– Viêm dạ dày không đặc hiệu:
- Nhóm không ăn mòn: (viêm dạ dày tự miễn type A, viêm dạ dày do môi trường type B, viêm dạ dày mạn có liên quan đến HP).
- Nhóm ăn mòn: viêm dạ dày lympho, viêm dạ dày dạng thủy đậu.
Các thể viêm dạ dày mạn
Người ta chia làm hai loại viêm dạ dày mạn chính, ngoài ra còn có các biểu hiện bất thường khác ở dạ dày hoặc do tổn thương thứ phát hoặc không do viêm. mạn tính.
Viêm dạ dày mạn type A:
Viêm vùng thân và đáy dạ dày, có yếu tố tự miễn. Bao gồm viêm dạ dày nông, viêm dạ dày dạng teo và teo dạ dày. Viêm dạ dày này thường kèm thiếu máu ác tính. Sự xuất hiện kháng thể kháng tế bào thành và kháng yếu tố nội gợi ý cho yếu tố bệnh sinh của cơ chế tự miễn. Loai này gặp khoảng 20% ở người trên 60 tuổi. Triệu chứng ngèo nàn, viêm dạng teo kèm vô toan, thiếu máu và nguy cơ ung thư dạ dày. Chẩn đoán bằng nội soi và sinh thiết.
Viêm dạ dày mạn type B:
Viêm dạ dày vùng hang vị, Viêm dạ dày do H.P chiếm 80%.
Viêm hay xảy ra ở vùng hang vị, gặp đa số ở người trẻ. H.P cố định trên các phức hợp nối kết làm vỡ các cầu nối liên bào và tiết dày đặc các chất nhầy trung tính. Các tế bào bị bong ra để lộ lớp dưới niêm mạc. Đồng thời proteáse của vi khuẩn H.P làm gia tăng sự khuếch tán các ion H+ gây phá vỡ glycoprotein làm giảm tính nhầy trên lớp niêm mạc. Trong thể này, nồng độ Gastrin huyết tương lúc đói cao không thường xuyên, có khi bình thường. Loại viêm dạ dày này có thể dẫn đến viêm teo dạ dày hoặc teo hẳn dạ dày, nang bạch huyết dạ dày, u limpho tế bào B dạ dày (MALT). Dịch vị có cung lượng acide thấp sẽ dẫn đến nhiễm trùng và nguy cơ ung thư nhất là khi được điều trị với các thuốc kháng H2 hoặc thuốc ức chế bơm proton H+.
Chẩn đoán bằng nội soi và sinh thiết, test nhanh urease thực hiện trên các mãnh sinh thiết niêm mạc dạ dày hoặc test thở urê và xét nghiệm tìm kháng thể kháng H.P trong máu (ELISA) hay cấy tìm HP.
Lâm sàng chỉ có triệu chứng khó chịu vùng thượng vị, ăn khó tiêu.
Sự phân loại trên có khi không phải hoàn toàn rõ ràng, người ta còn phân type AB để chỉ thương tổn liên quan cả thân và hang vị dạ dày.
Viêm dạ dày do trào ngược:
Thường do trào ngược dịch mật từ tá tràng vào dạ dày gây viêm ống tuyến môn vị, viêm vùng tiền môn vị. Lâm sàng triệu chứng ít rầm rộ, Bệnh có thể kết hợp với loét dạ dày.
Bệnh dạ dày tăng áp cửa:
Bệnh dạ dày xung huyết.
Thật sự không phải là một phản ứng viêm, vì không tìm thấy sự thâm nhiễm các tế baöo viêm ở lớp niêm mạc cũng như lớp hạ niêm của dạ dày. Đây chỉ là một biến chứng, hậu quả của bệnh lý tăng áp cửa hay do xơ gan. Những trường hợp làm triệt để tĩnh mạch trướng thực quản qua nội soi, thường dẫn đến xung huyết dạ dày phản ứng sau đó.
Qua nội soi, chúng ta có thể thấy niêm mạc dạ dày dày lên, đỏ, xuất huyết thành từng đám nhỏ trong niêm mạc, tạo thành mạng lưới hay dạng khảm.
ĐIỀU TRỊ
Mục tiêu điều trị
Giảm nhanh và lâu dài các triệu chứng
Bảo vệ và kích thích tái sinh niêm mạc. Phục hồi sự tiết acid trở lại bình thường.
Loại trừ các nguyên nhân gây bệnh, hạn chế biến đỏi làm teo niêm mạc dạ dày góp phần ngăn ngừa ung thư.
Nguyên tắc điều trị
Bệnh nhân cần tuân thủ đúng phác đồ điều trị
Điều trị phối hợp : dùng thuốc và các biện pháp không dùng thuốc
Điều trị không dùng thuốc
– Cần tránh tuyệt đối thức ăn gây tổn thương niêm mạc dạ dày: Rượu bia, thuốc lá, thức ăn có nhiều gia vị chua cay.
– Tránh hoạt hóa acid mật : giảm ăn chất béo
– Tạo môi trường đệm trong dạ dày : Nên ăn nhiều bữa trong ngày, mỗi bữa không nên ăn quá no, ăn nhẹ, ăn lỏng
– Ăn bữa cuối trước ngủ tối 3 giờ
– Tránh suy nghĩ căng thẳng, stress
– Có thể dùng sữa để trung hòa nhanh acid dạ dày
Điều trị cụ thể:
Viêm dạ dày mạn không do ăn mòn:
Viêm dạ dày mạn type A:
Đây là viêm dạ dày ở vùng thân, thường là viêm teo niêm mạc, liên quan đến thiếu máu ác tính, do hiện diẹn trong máu các kháng thể kháng tế bào thành, kháng thể kháng yếu tố nội, thường phối hợp với các bệnh tự miễn khác như viêm tuyến giáp tự miễn, suy thượng thận, xơ đường mật tiên phát.
Điều trị: chưa có điều trị đặc hiệu: thường dùng các thuốc trung hòa acide, vitamin C, sắt, vitamin B12, corticoides. Cần theo dõi diễn tiến dẫn đến ung thư dạ dày.
Viêm dạ dày mạn type B:
Tổn thương ở vùng hang vị dạ dày gặp trong 80% trường hợp và rất quan trọng, nó còn được gọi là viêm dạ dày do HP.
Điều trị kháng tiết phối hợp kháng sinh diệt HP.
Viêm dạ dày type AB:
Viêm dạ dày phối hợp Tổn thương cả hang vị và thân dạ dày.
Điều trị bao gồm thuốc kháng tiết, kháng sinh, băng niêm mạc, Vitamin B12, sắt để cải thiện tình trạng thiếu máu.
Viêm dạ dày do trào ngược:
Viêm dạ dày vùng môn vị gặp sau cắt 2/3 dạ dày.Điều trị bao gồm thuốc thay đổi thành phần dịch mật như Cholestyramin phối hớp sucralfate và Cizapride hoặc Metoclopropramide để làm đẩy nhanh thức ăn ra khỏi dạ dày.
Viêm dạ dày phì đại: (bệnh Ménétrier)
Còn gọi là viêm dạ dày lympho, tổn thương lan rộng cả dạ dày chủ yếu ở bờ cong lớn.
Điều trị bằng kháng Cholin, kháng tiết, Tranexamic acide (Frenolyse), corticoides và Ortreotide kèm kháng sinh nếu có thêm nhiễm HP, hoặc kèm thuốc diệt virus nếu có nhiễm CMV.
Trường hợp nặng, có thể phải cắt dạ dày toàn phần.
Viêm dạ dày mạn do ăn mòn:
Ít gặp, Tổn thương niêm mạc dạ dày dạng thuỷ đậu với các nốït nhỏ có ăn mòn ở trung tâm gặp ở vùng hang và thân dạ dày, còn gọi là viêm dạ dày dạng lympho. Bệnh này có tăng IgE trong máu gợi ý cho nguyên nhân miễn dịch. Bệnh đáp ứng với Cromoglycate 80- 160mg/ng.
Viêm dạ dày thể giả u lympho:
Thường phối hợp tổn thương loét. Bệnh thường lành tính, có lẻ là một phản ứng viêm đặc ứng hoạc có thể làì MALT (mucous Associated limphome Tissuse) trong trường hợp nhiễm HP.
Điều trị: Nếu có bằng nhứng có HP thì phải diệt tận gốc bằng kháng tiết, kháng sinh
Viêm dạ dày ái toan:
Hiếm gặp.Do các hạt bạch cấu ái toan tạo thành các polype nhỏ ở vùng hang vị còn được gọi là u tế bào quanh mao mạch.
Điều trị bằng Prednisolone là thuốc chọn lọc liều 10-15mg/ng, các tổn thương sẽ thoái triển sau và ba ngày.
Phòng bệnh
- Hạn chế sử dụng các chất có cồn như bia, rượu.
- Ăn chín uống sôi. Tránh ăn những thực phẩm có tính cay nóng, nhiều dầu mỡ hoặc có nhiều axit.
- Hạn chế thức khuya.
- Điều chỉnh tâm trạng và giảm áp lực căng thẳng.
- Hạn chế sử dụng các loại thuốc kích thích niêm mạc dạ dày.
- Có các chế độ ăn nhẹ phù hợp với các thực phẩm có ít axit tự nhiên, chất béo và chất xơ.
- Hình thành thói quen rửa tay bằng xà phòng thường xuyên để ngăn ngừa những vi khuẩn gây bệnh có thể xâm nhập cơ thể.
- Sử dụng các loại thuốc kháng viêm không steroid theo chỉ định của bác sĩ, hạn chế sử dụng một cách thường xuyên liên tục.
- Khám sức khỏe định kỳ để phát hiện kịp thời các vấn đề bệnh lý ở dạ dày.
Liên hệ tư vấn miễn phí: 0943.783.111