Vật lý trị liệu, phục hồi chức năng đau dây thần kinh V

  • Đau dây thần kinh số V là một tình trạng bệnh lý gây đau những vùng do dây thần kinh V chi phối. Đau thần kinh V là tình trạng bệnh lý hay gặp gây đau đớn khó chịu cho người bệnh. Người bệnh đau không thể ăn ngủ được luôn lo lắng, chất lượng cuộc sống giảm
  • Đau dây thần kinh số V là một loại đau rất đặc thù, trong cơn đau thường rất nặng, xảy ra đột ngột, thường kéo dài vài giây đến vài phút. Đau này thường là tự phát hoặc xuất phát từ một điểm đau.
  • Đau dây thần kinh số V thường xuất hiện một bên, hiếm khi xuất hiện đau dây V cả hai bên (chỉ chiếm 3-6% trường hợp). Những trường hợp đau cả hai bên không xuất hiện cùng một lúc mà đau một bên trong một thời gian dài rồi sau đó mới xuất hiện phía đối bên. Đau thần kinh V là một triệu chứng đặc thù không phải là một bệnh mà thường được liên kết với nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh khác nhau. Đa số bệnh nhân đau dây thần kinh V khi khám lâm sàng là hoàn toàn bình thường, tuy nhiên cũng có một số trường hợp đau nửa mặt liên quan đến một số bệnh lý vùng góc cầu – tiểu não

đau dây thần kinh số V

Khám và chẩn đoán 

1. Hỏi bệnh:

Hoàn cảnh xuất hiện đau, vị trí đau, đau nửa đầu hay đau cả hai bên, thời gian kéo dài bao lâu. Có ba kiểu đau chính cần phân biệt:

– Đau dây V vô căn hay còn gọi là cơn đau đặc hiệu của dây V

– Đau dây V triệu chứng

– Đau mặt nhưng không điển hình của đau dây V

2. Khám và lượng giá chức năng:

Khám thần kinh số V rất cẩn thận để xác định đau dây V hay đau triệu chứng do các tổn thương khác.

3. Chỉ định xét nghiệm cận lâm sàng

Xét nghiệm tế bào máu, sinh hóa máu, XQuang sọ vùng hàm mặt và CT Scan sọ có thể đánh giá bước đầu về sự bất thường có liên quan đến đau của bệnh nhân, kết quả thường là bình thường, từ đó đưa ra biện pháp điều trị thích hợp.

4. Chẩn đoán xác định

Dựa trên bệnh sử của đau, đau theo vùng chi phối của dây V. Chẩn đoán xác định sau khi loại trừ đau do các nguyên nhân khác.

5. Chẩn đoán phân biệt

– Phân biệt với triệu chứng đau khác ở mặt như đau dây IX, đau dây thần kinh sau Herpes, hội chứng Reader, hội chứng Sluder, đau thần kinh thể gối, đau khớp thái dương hàm, đau đầu Cluster, đau thần kinh sau chấn thương, đau do bệnh về răng, hốc mắt hoặc xương.

– Phân biệt với u góc cầu – tiểu não, u màng não, u nang thượng bì, u dây thần kinh VIII…

6. Chẩn đoán nguyên nhân

– Có thể di nhiễm trùng virus tại hạch Gasser hoặc các nhánh của dây V ngoại biên.

– Các tổn thương ngoài vùng răng miệng như: u góc cầu – tiểu não, u màng não, u nang thượng bì, u dây thần kinh VIII.

Phục hồi chức năng và điều trị đau dây thần kinh số V tại HTC

Tại HTC, việc trị liệu đau dây thần kinh số V được thực hiện bằng phương pháp Chiropractic của Mỹ, đồng thời kết hợp thêm nhiều biện pháp như:

CRANIAL NERVER THERAPY- Thần kinh sọ

Phương pháp thần kinh sọ sẽ được thực hiện bởi bác sĩ SCC. Phương pháp này có thể giúp bệnh nhân thư giãn, giảm bớt những cơn đau dai dẳng, khắc phục đáng kể vấn đề liên quan tới tâm – sinh lý. Đây là phương pháp không dùng thuốc nhưng vẫn cải thiện tối đa tình trạng bệnh lý chỉ trong vài tuần điều trị.

Châm cứu kết hợp xung điện

Khi bệnh nhân bị đau dây thần kinh tam thoa ở giai đoạn đầu, có thể áp dụng phương pháp châm cứu kết hợp với xung điện để kích thích khí huyết lưu thông. Đặc biệt tại HTC, kim châm sẽ tích hợp xung điện trước đó và châm trực tiếp lên các điểm huyệt, giúp giảm đau, giảm thương tổn hiệu quả và tiết kiệm được thời gian.

tư vấn miễn phí bệnh xương khớp

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *