Thoát vị đĩa đệm khi mang thai có gây nguy hiểm cho mẹ và bé không?

Trong thời kỳ mang thai phụ nữ sẽ gặp phải rất nhiều các tình trạng về sức khỏe. Người mẹ cần chú ý vì không phải chỉ có sức khỏe của bản thân mà còn là sức khỏe và phát triển của thai nhi nữa. Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý mà nhiều bà bầu gặp phải nhất do nhiều nguyên nhân tác động trong thời kỳ mang thai. Vậy thoát vị đĩa đệm khi mang thai có nguy hiểm cho mẹ và bé không? Các bà mẹ cần bổ sung kiến thức để đối phó tốt nhất với căn bệnh này nếu không may gặp phải.

thoát vị đĩa đệm khi mang thai

Thoát vị đĩa đệm khi thai kỳ

Nguyên nhân vì sao phụ nữ mang thai có nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm?

Khi mang thai, toàn bộ vùng cột sống thắt lưng và khung chậu của người mẹ đề có sự thay đổi để thích nghi với sự tăng trưởng của bào thai. Khi đó, các đốt sống giãn nở tối đa, gân cơ được nới lỏng, dây chằng cũng được kéo giãn và trở nên yếu dần, làm suy giảm chức năng chống đỡ của cột sống.

Tình trạng bệnh còn xuất phát do các nguyên nhân khác như:

  • Mẹ bầu tăng cân quá nhanh và không khoa học là yếu tố nguy cơ gặp phải tình trạng bệnh thoát vị đĩa đệm. Vì thai nhi càng lớn thì áp lực lên vùng xương sống càng lớn, nhất là vùng cột sống lưng và thắt lưng.
  • Sự thay đổi hormone khi mang thai, hormone sinh dục và nội tiết tố gây ảnh hưởng không nhỏ đến xương khớp. Điều này tác động khiến cho tình trạng thoát vị đĩa đệm có nguy cơ xuất hiện.
  • Đã từng bị chấn thương về cột sống trước khi mang thai làm cho cột sống yếu hơn so với những người bình thường. Việc mang thai sẽ tạo áp lực và tăng nguy cơ xuất hiện thoát vị đĩa đệm.

thoát vị đĩa đệm khi mang thai

Có nhiều nguyên nhân tác động trong quá trình mang thai khiến bà bầu bị thoát vị đĩa đệm

Ngoài ra, thực tế có rất nhiều bà bầu thường đứng sai tư thế, cong lưng hoặc ưỡn ngược, cồ gồng người về phía sau. Chính thói quen này đã tạo nên áp lực cho phần thắt lưng, cấu trúc cột sống dễ bị lệch, lâu ngày dẫn đến thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng.

Dấu hiệu nhận biết thoát vị đĩa đệm khi mang thai

Đau là triệu chứng phổ biến nhất của thoát vị đĩa đệm, các cơn đau còn phụ thuộc vào mức độ nhân nhầy bị thoát ra ngoài và chèn ép như thế nào lên rễ tủy cũng như các dây thần kinh. Thông thường, phụ nữ bị thoát vị đĩa đệm khi mang thai sẽ gặp phải các triệu chứng sau:

  • Đối với thoát vị đĩa đệm cổ, các bà bầu sẽ cảm thấy đau vai gáy dữ dỗi, tê mỏi bàn tay, bắp tay yếu hơn, cử động khó khăn.
  • Còn với thoát vị đĩa đệm lưng, người bệnh sẽ bị đau dữ dội hoặc âm ỉ ở vùng thắt lưng, kèm theo cảm giác tê bì như bị kim châm, cứng lưng.
  • Tê tùy vị trí rễ thần kinh bị chèn ép, như tê mặt ngoài bàn chân và gót chân, mặt ngoài bắp chân hoặc mu bàn chân, mặt trước xương chày, mặt trước đùi.Cảm giác tê bì có thể có hoặc không thường xuất hiện sau đau.

thoát vị đĩa đệm khi mang thai

Đau dữ dội là biểu hiện rõ ràng nhất của bệnh thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm khi mang thai có nguy hiểm không?

Theo nhận định của các chuyên gia, thoát vị đĩa đệm không gây nguy hiểm cho thai nhi và quá trình sinh con. Tuy nhiên, căn bệnh này gây nhiều đau đớn và khó khăn cho bà bầu trong quá trình thai kỳ. Nếu không chữa trị bệnh dứt điểm, cơn đau sẽ càng tăng mức độ dữ dội và thường xuyên hơn.

Ngoài ra, các thai phụ không được dùng thuốc giảm đau vào khoảng thời gian thai kỳ vì sẽ gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Vậy nên không ít chị em phụ nữ thường xuyên bị mất ngủ vì phải gánh chịu các cơn đau dữ dội khiến cơ thể mệt mỏi, chất lượng cuốc sống giảm sút.

Không những thế, thoát vị đĩa đệm lâu ngày có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm khó lường.

thoát vị đĩa đệm khi mang thai

Thuốc giảm đau gây ảnh hưởng đến thai nhi

Cách điều trị thoát vị đĩa đệm khi mang thai

Thời kỳ mang thai là thời điểm rất nhạy cảm nên việc áp dụng các phương pháp điều trị bệnh cần phải hết sức cẩn thận. Vì việc điều trị bệnh không chỉ ảnh hưởng đến mẹ mà còn có thể tác động đến sức khỏe và sự phát triển của bé. Người bệnh tuyệt đối không được tự ý điều trị mà cần phải tham khảo trước ý kiến của bác sỹ chuyên khoa.

Điều trị vật lý trị liệu

Nếu bị thoát vị đĩa đệm, người bệnh cũng có thể áp dụng các phương pháp vật lý trị liệu để điều trị. Các bài tập tăng cường và kéo giãn cơ có thể hỗ trợ giảm đau và cải thiện các triệu chứng thoát vị đĩa đệm. Luyện tập thường xuyên cũng có thể hỗ trợ chức năng đầu, cổ, thắt lưng, giảm áp lực lên cột sống và tăng cường chức năng của đĩa đệm. Trao đổi với bác sĩ hoặc chuyên gia vật lý trị liệu để xây dựng bài tập phù hợp theo tình trạng bệnh. Bên cạnh đó, không được tự ý áp dụng các bài tập khi không nhận được sự đồng ý của bác sĩ điều trị.

Liệu pháp phục hồi chức năng

Áp dụng các bài tập phục hồi chức năng để sớm kiểm soát các triệu chứng bệnh của mình. Dưới đây là một số phương pháp phục hồi chức năng cơ bản, bệnh nhân có thể tham khảo.

thoát vị đĩa đệm khi mang thai

Liệu pháp phục hồi chức năng giúp kiểm soát các cơn đau nhức

  • Xoa bóp: đây là phương pháp giúp giảm đau nhức, khó chịu ở vùng lưng và cổ cho người bệnh. Đồng thời thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu, kích thích các cơ hoạt động, giảm chèn ép lên hệ thần kinh. Bệnh nhân nên massage, xoa bóp thường xuyên để giảm các triệu chứng đau đớn vùng thắt lưng.
  • Sử dụng đai lưng: mang đai lưng giúp củng cố cấu trúc cột sống thắt lưng, giảm áp lực lên đĩa đệm và hạn chế mức độ chèn ép lên bó rễ thần kinh. Khi áp dụng biện pháp này, nên kết hợp với chế độ nghỉ ngơi hợp lý và hạn chế vận động để kiểm soát cơn đau.
  • Dùng nhiệt: dây thần kinh sẽ giảm sự chèn ép do tác động của nhiệt. Lúc này, nhiệt sẽ giúp làm giãn không gian của cột sống, hạn chế áp lực lên đĩa đệm bị xơ hóa. Cách làm này còn giảm tình trạng châm chích, tê bì, đau nhức khó chịu ở người bệnh.

Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học

Chế độ dinh dưỡng vào thời điểm này rất là quan trọng, không chỉ giúp đảm bảo cung cấp đầy đủ dĩnh dưỡng cho cả mẹ và bé mà còn hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.

thoát vị đĩa đệm khi mang thai

Bà bầu cần xây dựng một chế độ dinh dưỡng khoa học

  • Cần bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả tươi để bổ sung nhiều chất xơ, vitamin cũng như các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Nên tăng cường canxi, vitamin D, vitamin K2… để giúp xương chắc khỏe hơn.
  • Bổ sung đầy đủ nước để tăng cường trao đổi chất, giúp cơ thể khỏe mạnh, có thể sử dụng thêm nước trái cây hay sinh tố giúp bổ sung dinh dưỡng.
  • Hạn chế đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, các chất thích kích như rượu bia, cà phê, nước có ga… vì có thể sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bà bầu, đồng thời làm tình trạng bệnh thêm trầm trọng hơn.
  • Bà mẹ có thể chia ra làm nhiều bữa nhỏ để giúp việc tiêu hóa tốt hơn và tăng cảm giác ăn ngon miệng.

Luyện tập thể dục thường xuyên

Các bài tập luyện nhẹ nhàng giúp tăng cường sức khỏe của cả mẹ và bé mà lại vừa có thể hỗ trợ điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm, bà bầu nên tăng cường đi bộ, tập yoga… Không những thế, việc tập luyện thường xuyên giúp tăng cường sức đề kháng, giúp bà bầu có tinh thần thoải mái hơn, việc điều trị bệnh cũng tăng hiệu quả cao hơn.

Quy trình thăm khám thoát vị đĩa đệm khi mang thai tại HTC

Tại HTC các bệnh nhân sẽ được thăm khám để xác định tình trạng, nguyên nhân gây bệnh cụ thể và điều trị phục hồi lấy lại khả năng vận động bình thường của khớp gối.

Bước 1: Hỏi bệnh. Các bác sĩ sẽ đưa ra các câu hỏi về tình trạng bệnh nhân gặp phải, thời điểm bị đau để đánh giá sơ lược tình trạng của bệnh nhân.

Bước 2: Thăm khám lâm sàng. Các bác sĩ sử dụng tay, các công cụ thăm khám, các nghiệm pháp trực tiếp trên cơ thể người bệnh để lượng giá tình trạng thực tế.

khám đau khớp gối ở đâu

Thăm khám lâm sàng cẩn thận giúp đưa ra chính xác bệnh lý, tiết kiệm chi phí không cần thiết cho người bệnh.

Bước 3: Chỉ định cận lâm sàng cần thiết. Phân tích kết quả. Đưa ra kết luận về bệnh lý, nguyên nhân gây đau.

Bước 4: Đưa ra phác đồ điều trị: Phương pháp, thời gian, kết quả sẽ đạt được. Chi phí điều trị sẽ được thông báo cụ thể và minh bạch.

Một trong các điểm mà bệnh nhân rất tin tưởng khi khám chữa tại HTC chính là tính minh bạch. Nói rõ kết quả sẽ đạt được và chịu trách nhiệm với những gì đã trao đổi vưới người bệnh. Chi phí toàn bộ liệu trình được thông báo trước, không phát sinh thêm các khoản khác.

99,9% hài lòng về dịch vụ tại Phòng khám HTC

Điều trị bệnh lý thoát vị đĩa đệm khi mang thai tại HTC như thế nào?

Sau khi khám bác sĩ đưa ra chẩn đoán, dựa vào đó chỉ định phác đồ điều trị cụ thể cho từng bệnh nhân. Nguyên tắc trong điều trị tại HTC là:

  • Không dùng thuốc
  • Không tiêm
  • Không phẫu thuật

Thông thường với bệnh lý này giai đoạn đầu mục tiêu điều trị là giúp bệnh nhân giảm đau, giảm viêm, giảm các triệu chứng khó chịu. Sau đó sẽ tiến hành giải quyết triệt để nguyên nhân gây bệnh, phục hồi để bệnh nhân lấy lại sức cơ và khả năng vận động bình thường. Cuối cùng là hướng dẫn các bài tập, chế độ dinh dưỡng tại nhà để bệnh nhân không bị tái phát bệnh.

điều trị đau khớp gối

Tỷ lệ bệnh nhân giới thiệu cao là minh chứng rõ nhất cho chất lượng phòng khám

HTC là sự lựa chọn thông thái của bạn

  • Phòng khám HTC được Sở Y Tế Hà Nội cấp phép hoạt động chính quy.
  • Phòng khám Sở hữu đội ngũ cố vấn, giáo sư, tiến sĩ bác sĩ tài năng, giàu kinh nghiệm trong khám chữa các bệnh xương khớp như: Bác sĩ Lê Văn Chiến, Bác sĩ Nguyễn Thùy Linh, Bác sĩ David Le, Thạc sĩ Nguyễn Thị Tiến….Bên cạnh đó là đội ngũ bác sĩ, kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm đến từ các trường đại học lớn như Đại học Y Hà Nội, Đại học kỹ thuật y tế Hải Dương, Học viện Y học cổ truyền Việt Nam đã mang lại chất lượng khám và điều trị tốt
  • Hệ thống trang thiết bị hiện đại giúp hiệu quả điều trị cao và rút ngắn thời gian.
  • Dịch vụ tân tâm, chuyên nghiệp, có trách nhiệm với người bệnh.
  • Chi phí minh bạch, hợp lý sẽ mang lại trải nghiệm tuyệt vời cho bạn.

chữa đau khớp gối ở đâu tốt

Bệnh nhân điều trị tại HTC chia sẻ

LIÊN HỆ NGAY 090.608.1010 ĐỂ NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ VÀ ĐẶT LỊCH HẸN.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *