Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ

Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ gây cho người bệnh những cơn đau nhức vùng cổ, vai, gáy. Nặng hơn bệnh nhân có thể còn bị tê bì hoặc mất đi cảm giác ở bàn tay và cổ tay. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến thoái hóa xương đốt sống cổ ở người trung niên. Bệnh có thể để lại nhiều vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe như thiếu máu não, liệt tay chân hoặc thậm trí là liệt nửa người nếu không được điều trị.

Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ là gì?

thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ

Cột sống con người là cấu trúc chặt chẽ bởi sự móc nối của 24 đốt sống kéo dài từ cổ đến thắt lưng. Trong đó đĩa đệm có chức năng nâng đỡ và móc nối các đốt sống hỗ trợ vận động, giảm rung xóc giúp cơ thể tránh khỏi những chấn thương. Trong đó thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ là tổn thương phổ biến khi có một áp lực lớn tác động đến đĩa đệm và làm rách bao đĩa đệm gây đau nhức cổ và vùng vai gáy.

Ở cổ có tất cả 7 đốt sống chứa tủy sống và các dây thần kinh kết nối cánh tay, bàn tay và phần trên của cơ thể. Đĩa đệm cổ hỗ trợ giảm ma sát và lực tác động lên các đốt sống. Ngoài ra, đĩa đệm đốt sống cổ cũng đóng vai trò kết nối các đốt sống cổ và cho phép cơ thể thực hiện các động tác như uốn cong, vặn cổ và lưng.

Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ còn được gọi là bệnh lý trượt đĩa đệm gây phát sinh nhiều biến chứng. Bệnh xảy ra do sự trồi lệch bao xơ nằm giữa các đĩa đệm và khiến lượng nhân nhầy thoát ra. Từ đó đĩa đệm bị lệch khỏi vị trí bên trong đốt sống và chèn ép lên tủy sống. Điều này có thể gây chèn ép lên rễ thần gây đau đớn và các triệu chứng thoát vị đĩa đệm khác. Bình thường những đốt sống cổ dễ bị ảnh hưởng nhất là đốt sống C5 – C6 và C6 – C7, sau đó là đĩa đệm C4 – C5.

Theo cơ chế sinh học, một đĩa đệm đã bị thoát vị sẽ không bao giờ có thể chữa khỏi hoàn toàn và trở về trạng thái như ban đầu, kể cả can thiệp phẫu thuật. Tuy nhiên, trong trường hợp áp dụng đúng phương pháp chữa bệnh, người bệnh hoàn toàn có thể phục hồi tốt đến 80-90%.

Dấu hiệu thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ

thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ

Thoát vị đĩa đệm thường gây những cơn đau nhói và xuất hiện bất ngờ

Ở từng người và tùy từng thể trạng thì mức độ bệnh sẽ khác nhau, khi đó các biểu hiện triệu chứng cũng được biểu hiện khác nhau. Tuy nhiện, đa số các trường hợp đều có chung dấu hiệu đặc trưng là những cơn đau mỏi vai gáy. Khi thoát vị đĩa đệm xảy ra, chất dịch bên trong và protein có thể rò rỉ ra bên ngoài, gây viêm và ảnh hưởng đến màng bảo vệ của cột sống. Thoát vị đĩa đệm thường dẫn đến những cơn đau nhói hoặc xuất hiện một cách bất ngờ.

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và vị trí ảnh hưởng mà thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ có thể dẫn đến các triệu chứng như sau.

  • Đau nhức diện rộng: ban đầu người bệnh có biểu hiện đau mỏ và tê bì tại vùng cổ vai gáy. Cơn đau khởi phát tại một hoặc 2 đốt sống cổ và có thể lan rộng ra khắp vùng bả vai, cánh tay hoặc lan lên sau đầu và hốc mắt.
  • Cảm giác tê ngứa ở tay và chân: nếu khối thoát vị chèn ép vào tủy sống, cảm giác tê ngứa sẽ khởi phát từ cổ ra toàn thân rồi lan tới chân tay. Nếu chèn ép xảy ra ở dây thần kinh, bệnh nhân chỉ có cảm giác tê ngứa ở vùng cánh tay, bàn và ngón tay.
  • Cứng cổ: thông thường cổ chúng ta có thể xoay chuyển, điều khiển hoạt động ngửa và cúi đầu linh hoạt. Tuy nhiên khi bị thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ, bệnh nhân sẽ bị cứng cổ và không thoải mái khi cử động xoay cổ. Đôi khi bệnh nhân sẽ bị cứng cổ, đau nhức vào buổi sáng sớm sau khi ngủ dậy.
  • Yếu cơ: xảy ra khi đĩa đệm bị thoát vị và chèn ép lên tủy sống. Cơ chân bị suy yếu đi và sau đó là cơ tay dẫn đến bệnh nhân đi đứng không vững, di chuyển với dáng đi siêu vẹo. Yếu cơ còn có thể kéo dài và tăng cao, khi đó người bệnh sẽ lộ rõ những thớ cơ bắp ở vùng bắp chân và đùi rung lên mạnh mẽ những lúc gắng sức để hoạt động.
  • Vận động gặp khó khăn: cử động cổ và cánh tay bị hạn chế, nghiêm trọng hơn là người bệnh không thể đưa tay ra sau lưng hoặc giơ tay lên cao; gặp hạn chế trong hoạt động cúi ngửa hoặc quay cổ. Nếu các dây thần kinh liên kết với chi dưới bị tổn thương, người đi bộ có thể gặp khó khăn, có cảm giác căng cứng bắp chân khi đi lại.

Ngoài ra, một số trường hợp có dấu hiệu thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ như đau một bên lồng ngực, táo bón, khó tiểu và khó thở. Đây đều có thể coi là những biến chứng cấp độ nhẹ của bệnh.

Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ

thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ

Nguyên nhân thúc đẩy phát triển thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ

Không có nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ được xác định cụ thể. Tuy nhiên các chuyên gia xương khớp đã nhận định được những yếu tố khách quan, chủ quan thúc đẩy sự phát triển của bệnh lý thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ, bao gồm:

  • Do tuổi tác: nam giới và nữ giới ở độ tuổi càng cao thì nguy cơ mắc bệnh thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ càng lớn. Từ giai đoạn 40 – 50 tuổi, cấu trúc xương của mỗi người sẽ bắt đầu có dấu hiệu thoái hóa, đây chính là nguyên nhân chủ yếu gây thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ. Do xương khớp ở người cao tuổi thường bị lão hóa và kém đàn hồi, do đó xương khớp giảm sức đề kháng và dễ mắc các bệnh về xương khớp hơn.
  • Do gặp phải chấn thương hay tai nạn: chấn thương hay tai nạn ảnh hưởng đến chức năng đốt sống cổ là những nguyên nhân khách quan không lường trước. Ngoài ra việc điều trị bệnh xương khớp không triệt để cũng làm tăng khả năng thoát vị đĩa đệm nói chung. Những chấn thương này tạo ra những áp lực làm sai lệch một phần cột sống, từ đó ảnh hưởng đến lượng chất nhầy trong đĩa đệm gây chèn ép hệ thống dây thần kinh liên quan.
  • Do thói quen lao động, sinh hoạt: bệnh ảnh hưởng bởi thói quen làm việc, tư thế làm việc hoặc vận động sai lệch gây ra những cấu trúc bất hợp lý về hình thái đốt sống. Đặc biệt, bệnh có tỷ lệ xảy ra cao hơn với những người ngồi vẹo sang 1 bên, làm việc trước máy tính, ngủ ngồi trên bàn làm việc, khom lưng khi làm việc, học tập, thường xuyên cúi người… những tư thế này ít nhiều gây ảnh hưởng đến chức năng đốt sống.
  • Áp lực lên cổ: nếu người bệnh nâng một vật nặng hoặc xoay cơ thể quá nhanh có thể làm ảnh hưởng đến các đĩa đệm và tăng nguy cơ thoát vị.
  • Do di truyền: một số nghiên cứu ghi nhận những người mắc bệnh xương khớp có cùng một gen trội gây bệnh trong khi trưởng thành. Vì vậy, trong gia đình nếu như có người thân bị mắc các bệnh thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ thì thể hệ con cháu cũng có khả năng bị di truyền bệnh lý này.

Cấp độ của bệnh thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ

Ở giai đoạn nhẹ, bệnh thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ có thể gây ra những triệu chứng lâm sàng đơn giản là tình trạng đau nhức cơ bản. Ở giai đoạn cấp 2, cấp 3, hoặc tiến triển bệnh thành mãn tính, mức độ và tần suất cơn đau sẽ tăng dần theo tình trạng bệnh.

  • Cấp độ 1: đây là mức độ ban đầu của bệnh, khi đó người bệnh sẽ thấy bị cứng ở đốt sống cổ, các cử động ở cổ sẽ rất khó khăn, khó xoay cổ và bị đau khi cúi xuống. Cơn đau thường sẽ lan rộng hơn xuống vai, cường độ đau tăng dần theo từng ngày và đau nặng hơn khi làm việc.
  • Cấp dộ 2: có khả năng gây ra vẹo cổ, các vận động thường bị đau và vướng khi thực hiện các vận động có liên quan đến cổ. Xuất hiện cơn đau kéo dài bắt đầu từ gáy ra phía tai, sau đầu.
  • Cấp độ 3: đau đớn từ gáy xuống bả vai, nhức đâu ở vùng trán, vùng chẩm. Cảm giác đau đớn và tê bì xuất hiện ở một bên hoặc cả hai bên ở cánh tay, bàn tay mất đi sự khéo léo. Chóng mặt khi vận động, ngáp khiến chảy nước mắt, nấc cụt là các biểu hiện thỉnh thoảng có thể xảy ra.
  • Cấp độ mạn tính: nếu như bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng ở giai đoạn cấp tính không được điều trị thì sẽ phát triển thành mạn tính. Bệnh nhân có khuynh hướng tái diễn cơn đau thường xuyên, sức khỏe suy yếu, vận động kém, bệnh khó điều trị dứt điểm và dễ để lại biến chứng vĩnh viễn cho bệnh nhân.

Biến chứng thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ

Thoát vị đĩa đệm cổ là một bệnh lý tương đối nguy hiểm vì nó có thể phát triển thành nhiều biến chứng liên quan. Không chỉ ảnh hưởng đến xương khớp, bệnh còn gây ra những ảnh hưởng đến hệ thần kinh, biến chứng huyết áp, tim mạch… Mức độ nguy hiểm tăng lên khi bệnh nhân đang mắc phải các căn bệnh mãn tính khác như tiểu đường, bệnh tim, rối loạn đông máu, bệnh thận…

Hậu quả nguy hiểm nhất của các căn bệnh xương khớp nói chung là bệnh nhân có thể mất dần khả năng vận động. Nếu không kịp thời phát hiện và điều trị đúng lúc, những biến chứng từ nhẹ đến nghiêm trọng đó là:

  • Vùng đau lan rộng: cường độ của những cơn đau xuất hiện ở cổ lan xuống lưng tăng lên và lan xuống khắp lưng và mông đùi. Thậm chí một số trường hợp cơn đau có thể lan xuống tận cẳng chân và làm cho các bộ phận đó trở lên kém linh hoạt và yếu đi.
  • Hẹp ống sống: các triệu chứng nhận biết là yếu cơ, tê cứng hoặc đau đớn ở cánh tay, bả vai, vai. Cảm giác đau dữ dội ở đốt sống cổ, cơn đau có thể giảm một chút khi người bệnh thả lỏng cơ thể, cúi gập người hoặc nằm. Nhưng các triệu chứng đau đớn có thể quay lại nếu như người bệnh trở lại tư thế thẳng người.
  • Chèn ép thần kinh cánh tay: do các rễ thần kinh này xuất phát từ tuỷ cổ đi qua lỗ liên hợp, nên khi đĩa đệm lệch khỏi vị trí gây chèn ép lên tuỷ sống hoặc chèn lên các lỗ liên hợp thì dẫn đến chèn ép các dây thần kinh ở đây. Từ biểu hiện đau mỏi vai gáy, co cơ sẽ lan truyền xuống một hoặc cả hai bên cánh tay, đau kèm theo tê bì hoặc teo cơ cánh tay.
  • Hội chứng chèn ép tủy: thường có những biểu hiện rối loạn vận động, rối loạn cảm giác khi đốt sống cổ chỉ mới gặp tình trạng đau nhẹ hoặc không đau.
  • Thiểu năng tuần hoàn não, thiếu máu não: lúc đĩa đệm bị lệch khỏi vị trí tự nhiên của nó sẽ gây ra sự chèn ép tới động mạch ở đốt sống thân và gây thiếu máu não.
  • Hội chứng rối loạn thần kinh thực vật: biểu hiện rõ thấy nhất của hội chứng này là chóng mặt, ù tai, mất thăng bằng. Đôi khi đau ở phần hốc mắt, cảm giác mắt mờ từng cơn, đỏ mặt đột ngột, vã mồ hôi, hạ huyết áp, tăng nhu động ruột, đau ngực từng cơn, thực quản bị chèn ép gây khó nuốt.
  • Tàn phế suốt đời: bệnh nhân có thể bị tàn phế suốt đời do bị liệt trong trường hợp thoát vị đĩa đệm chèn ép tủy sống cổ.

thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ

Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm

Điều trị thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ

Bệnh thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ cần được điều trị can thiệp từ ban đầu, bởi nếu tiến triển sang giai đoạn mãn tính thì bệnh khó chữa trị dứt điểm. Theo cơ chế sinh học, đĩa đệm sau khi thoát vị không thể phục hồi lại trạng thái ban đầu, kể cả can thiệp phẫu thuật. Tuy nhiên bệnh nhân vẫn đạt được tỷ lệ hồi phục đến 80-90% trong trường hợp tuân thủ đúng phác đồ điều trị của bác sĩ.

Tình trạng thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ có thể được kiểm soát bằng nhiều biện pháp khác nhau. Các biện pháp ban đầu thường bao gồm dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, sử dụng thuốc giảm đau và vật lý trị liệu. Chỉ với những trường hợp nghiêm trọng bác sỹ mới yêu cầu người bệnh phẫu thuật.

Thuốc giảm đau điều trị thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ

Một số loại thuốc có thể hỗ trợ giảm đau và cải thiện tình trạng thoái vị đĩa đệm đốt sống cổ bao gồm:

  • Thuốc giảm đau không kê đơn:nếu cơn đau ở mức độ nhẹ hoặc trung bình, bác sĩ có thể khuyên người bệnh dùng thuốc giảm đau không kê đơn như Acetaminophen, Ibuprofen hoặc Naproxen Natri.
  • Thuốc giãn cơ: bác sĩ có thể đề nghị sử dụng các loại thuốc giãn cơ nếu người bệnh bị co thắt cơ bắp. Tác dụng phụ bao gồm gây buồn ngủ, chóng mặt và khó chịu dạ dày.
  • Cortisone dạng tiêm: nếu cơn đau nghiêm trọng hoặc không được cải thiện bằng các loại thuốc đường uống, bác sĩ có thể kê thuốc Cortisone dạng tiêm xung quanh các dây thần kinh cột sống. Thuốc có thể hỗ trợ giảm đau và viêm.
  • Thuốc giảm đau Opioids: trong trường hợp đau nghiêm trọng, bác sĩ có thể kê các loại thuốc giảm đau Opioids. Tuy nhiên, thuốc này mang lại nhiều tác dụng phụ như buồn nôn, táo bón, đau dạ dày và an thần.

thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ

Điều trị bằng thuốc giảm đau có thể gây nhiều tác dụng phụ

Lưu ý: các loại thuốc giảm đau này gây tác dụng phụ rất nhiều đối với người bệnh. Bên cạnh đó, sử dụng lâu ngày có thể dẫn đến tình trạng nghiện cả về mặt thể chất lẫn tinh thần. Vì vậy, sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ và tránh tình trạng lạm dụng thuốc.

Điều trị vật lý trị liệu

Nếu bị thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ, người bệnh cũng có thể áp dụng các phương pháp vật lý trị liệu để điều trị. Các bài tập tăng cường và kéo giãn cơ có thể hỗ trợ giảm đau và cải thiện các triệu chứng thoát vị đĩa đệm. Luyện tập thường xuyên cũng có thể hỗ trợ chức năng đầu, cổ, giảm áp lực lên đốt sống cổ và tăng cường chức năng của đĩa đệm. Trao đổi với bác sĩ hoặc chuyên gia vật lý trị liệu để xây dựng bài tập phù hợp theo tình trạng bệnh. Bên cạnh đó, không được tự ý áp dụng các bài tập khi không nhận được sự đồng ý của bác sĩ điều trị.

Các biện pháp hỗ trợ cải thiện

Người bệnh có thể hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ bằng các phiệm pháp cải thiện bao gồm:

  • Chườm lạnh hoặc nóng: chườm đá trong 15 – 20 phút mỗi lần có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng viêm khớp và giảm đau. Trong khi đó, chườm nóng có thể hỗ trợ lưu thông máu và cải thiện các cơn đau.
  • Thiết bị hỗ trợ: một số thiết bị cơ học có thể được áp dụng vào cổ và đầu để giảm áp lực khi thực hiện các chuyển động và hỗ trợ kéo giãn cột sống. Mục đích của các thiết bị này nhằm giảm áp lực tác động lên đĩa đệm và rễ thần kinh.
  • Xoa bóp và massage: massage nhẹ nhàng có thể hỗ trợ thư giãn các cơ bắp, tăng lượng máu lưu thông và thúc đẩy các hoạt động linh hoạt của đầu cổ. Tuy nhiên, nếu massage khiến các cơn đau trở nên nghiêm trọng, người bệnh nên dừng thực hiện massage.
  • Châm cứu: có thể hỗ trợ cắt giảm các cơn đau ở lưng và cổ mãn tính. Tuy nhiên, việc châm cứu cần được thực hiện ở cơ sở uy tín để tránh các rủi ro không mong muốn.

 

thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ

Chườm lạnh hoặc nóng có thể hỗ trợ cải thiện viêm khớp và giảm đau

Phẫu thuật

Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm là phương án cuối cùng được thực hiện khi điều trị nội khoa không mang lại kết quả. Trong đó tùy từng trường hợp tổn thương mà bệnh nhân sẽ được chỉ định phẫu thuật thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ bằng phương pháp nội soi, mổ mở đốt sống cổ bằng lối trước kết hợp hàn xương hay thay đĩa đệm nhân tạo.

Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ bằng nội soi là phương pháp được ứng dụng phổ biến nhất cho những bệnh nhân đủ điều kiện. Bằng cách can thiệp thay đổi cấu trúc sai lệch của đĩa đệm đốt sống cổ mà không phá huỷ cơ vùng cổ, xương. Sau phẫu thuật sẽ hạn chế các biến chứng có thể xảy ra nhưng tỷ lệ tổn thương đĩa đệm vẫn còn khoảng dưới 20%.

Ngoài ra phương pháp phẫu thuật cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro như nguy cơ mất máu, thiếu máu, tai biến, thay đổi cấu trúc cơ bản gây rối loạn cơ khớp… Những đối tượng bệnh nhân chống chỉ định phẫu thuật này gồm: Người bị hẹp ống sống nặng (phát triển nhiều xương trong tủy sống), bệnh nhân bị đau ở cổ và tay gây ra bởi thoát vị đĩa đệm và bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm và hẹp ở sống nhẹ.

Quy trình thăm khám thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ tại HTC

Tại HTC các bệnh nhân sẽ được thăm khám để xác định tình trạng, nguyên nhân gây bệnh cụ thể và điều trị phục hồi lấy lại khả năng vận động bình thường của khớp gối.

Bước 1: Hỏi bệnh. Các bác sĩ sẽ đưa ra các câu hỏi về tình trạng bệnh nhân gặp phải, thời điểm bị đau để đánh giá sơ lược tình trạng của bệnh nhân.

Bước 2: Thăm khám lâm sàng. Các bác sĩ sử dụng tay, các công cụ thăm khám, các nghiệm pháp trực tiếp trên cơ thể người bệnh để lượng giá tình trạng thực tế.

khám đau khớp gối ở đâu

Thăm khám lâm sàng cẩn thận giúp đưa ra chính xác bệnh lý, tiết kiệm chi phí không cần thiết cho người bệnh.

Bước 3: Chỉ định cận lâm sàng cần thiết. Phân tích kết quả. Đưa ra kết luận về bệnh lý, nguyên nhân gây đau.

Bước 4: Đưa ra phác đồ điều trị: Phương pháp, thời gian, kết quả sẽ đạt được. Chi phí điều trị sẽ được thông báo cụ thể và minh bạch.

Một trong các điểm mà bệnh nhân rất tin tưởng khi khám chữa tại HTC chính là tính minh bạch. Nói rõ kết quả sẽ đạt được và chịu trách nhiệm với những gì đã trao đổi vưới người bệnh. Chi phí toàn bộ liệu trình được thông báo trước, không phát sinh thêm các khoản khác.

99,9% hài lòng về dịch vụ tại Phòng khám HTC

Điều trị bệnh lý thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ tại HTC như thế nào?

Sau khi khám bác sĩ đưa ra chẩn đoán, dựa vào đó chỉ định phác đồ điều trị cụ thể cho từng bệnh nhân. Nguyên tắc trong điều trị tại HTC là:

  • Không dùng thuốc
  • Không tiêm
  • Không phẫu thuật

Thông thường với bệnh lý này giai đoạn đầu mục tiêu điều trị là giúp bệnh nhân giảm đau, giảm viêm, giảm các triệu chứng khó chịu. Sau đó sẽ tiến hành giải quyết triệt để nguyên nhân gây bệnh, phục hồi để bệnh nhân lấy lại sức cơ và khả năng vận động bình thường. Cuối cùng là hướng dẫn các bài tập, chế độ dinh dưỡng tại nhà để bệnh nhân không bị tái phát bệnh.

điều trị đau khớp gối

Tỷ lệ bệnh nhân giới thiệu cao là minh chứng rõ nhất cho chất lượng phòng khám

HTC là sự lựa chọn thông thái của bạn

  • Phòng khám HTC được Sở Y Tế Hà Nội cấp phép hoạt động chính quy.
  • Phòng khám Sở hữu đội ngũ cố vấn, giáo sư, tiến sĩ bác sĩ tài năng, giàu kinh nghiệm trong khám chữa các bệnh xương khớp như: Bác sĩ Lê Văn Chiến, Bác sĩ Nguyễn Thùy Linh, Bác sĩ David Le, Thạc sĩ Nguyễn Thị Tiến….Bên cạnh đó là đội ngũ bác sĩ, kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm đến từ các trường đại học lớn như Đại học Y Hà Nội, Đại học kỹ thuật y tế Hải Dương, Học viện Y học cổ truyền Việt Nam đã mang lại chất lượng khám và điều trị tốt
  • Hệ thống trang thiết bị hiện đại giúp hiệu quả điều trị cao và rút ngắn thời gian.
  • Dịch vụ tân tâm, chuyên nghiệp, có trách nhiệm với người bệnh.
  • Chi phí minh bạch, hợp lý sẽ mang lại trải nghiệm tuyệt vời cho bạn.

chữa đau khớp gối ở đâu tốt

Bệnh nhân điều trị tại HTC chia sẻ

LIÊN HỆ NGAY 090.608.1010 ĐỂ NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ VÀ ĐẶT LỊCH HẸN.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *