Thoát vị đĩa đệm thắt lưng là bệnh phổ biến
Thoát vị đĩa đệm cột sống là một bệnh lý khá thường gặp hiện nay, theo các nghiên cứu bệnh lý này chiếm khoảng 63%-73% tổng số đau cột sống thắt lưng và 72% đau thần kinh hông to. Theo WHO cứ 10 người có 8 người đau thắt lưng ít nhất 1 lần, còn ở Mỹ mỗi năm có 15-20% người đi khám vì đau thắt lưng.
Thoát vị đĩa đệm đơn tầng là chủ yếu và vị trí L4-L5 và L5-S1 là 2 vị trí hay bị thoát vị nhất do đây là 2 vị trí thường phải chịu trọng tải lớn nhất, đồng thời chúng lại là vùng bản lề hoạt động của cơ thể. Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng thoát vị thường gặp ở phía trái nhiều hơn, đa số đều ở trong tình trạng mức độ vừa phải.
Thoát vị đĩa đệm thắt lưng gây Đau tại thắt lưng và đau lan xuống chân
Thoát vị đĩa đệm thắt lưng ngoài gây ra các triệu chứng đau mỏi vùng thắt lưng thì tùy theo các vị trí chèn ép và bệnh nhân có thể đau lan xuống hông trái, hông phải, chân trái hoặc chân phải… Bệnh nhân ở các giai đoạn vừa và nặng còn có thể gặp các triệu chứng tê bì, co cứng cơ, chuột rút, nặng nhất có một số bệnh nhân đến với HTC trong tình trạng chân mất cảm giác, dị cảm, teo, mất kiểm soát chức năng đi tiểu.
Thoát vị đĩa đệm thắt lưng ngày càng trẻ hóa
Thoát vị đĩa đệm có thể không gây đau đớn nếu như vị trí thoát vị không gây chèn ép vào rễ thần kinh hoặc tủy sống. Chính vì vậy giải pháp điều trị sẽ đem lại hiệu quả lâu dài nếu như giải quyết được sự chèn ép, ổn định cấu trúc hệ cơ, xương.
Hiện nay tỷ lệ thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng ngày càng có xu hướng gia tăng và trẻ hóa do thói quen ngồi nhiều, lười Tập luyện thể dục thể thao, tăng cân quá nhiều thời kỳ mang thai… Đây là tình trạng rất đáng báo động và cần có giải pháp giáo dục phòng ngừa tốt.
Các yếu tố nguy cơ gây thoát vị đĩa đệm thắt lưng
1. Lối sống không lành mạnh gây Thoát vị đĩa đệm thắt lưng
Sử dụng thuốc lá rượu bia hay chất kích thích là những nguyên nhân là suy yếu sức khỏe nói chung và sức mạnh của xương khớp đĩa đệm nói riêng. Ngoài ra, Việt Nam cũng được biêt đến là đất nước có tỉ lệ tập thể dục thể thao ít nhất và dinh dưỡng không đầy đủ, điều này ảnh hưởng trực tiếp tới hệ cơ xương khớp của chúng ta.
2. Thoái hóa theo độ tuổi
Những thay đổi sinh hóa tự nhiên khiến đĩa đệm mất nước dần dần, có thể ảnh hưởng đến độ bền và độ đàn hồi của đĩa đệm. Nói cách khác, quá trình lão hóa có thể làm cho đĩa đệm ít có khả năng hấp thụ cú sốc từ chuyển động.
3. Tư thế sinh hoạt xấu gây Thoát vị đĩa đệm thắt lưng
Việc không ý thức được tư thế sinh hoạt cũng như thói quen vận động hàng ngày làm gia tăng áp lực lên cột sống và đĩa đệm. Có thể kể đến như tư thế ngồi làm việc, sử dụng điện thoại, ngồi vắt chéo chân hay ngồi bệt…
Kết hợp các yếu tố này với những ảnh hưởng từ hao mòn hàng ngày, thương tích, nâng vật nặng không đúng tư thế, dễ hiểu tại sao đĩa đệm bị thoát vị.
Các triệu chứng thoát vị đĩa đệm thắt lưng thường gặp
- Đau vùng thắt lưng
- Đau lan từ thắt lưng xuống hông, chân hoặc bàn chân
- Đau buốt, tê rát, ngứa ran ở gan bàn chân hoặc mu bàn chân, gan bàn chân rất lạn
- Hạn chế vận động
- Căng cơ hoặc chuột rút ở vùng thắt lưng
- Ngứa ran ở chân hoặc bàn chân
- Mất kiểm soát bàng quang, ruột
- Suy giảm chức năng tình dục
Nếu có một hoặc nhiều triệu chứng như trên, bạn nên đi khám bác sĩ chuyên khoa hoặc các cơ sở khám chữa bệnh uy tín. Việc điều trị thoát vị đĩa đệm thắt lưng hiệu quả hay không phụ thuộc phần lớn vào thời gian phát hiện cũng như giai đoạn thoát vị đang gặp phải.
4. Thoát vị đĩa đệm thắt lưng có nguy hiểm không?
Thoát vị đĩa đệm mà không được điều trị kịp thời sẽ gây ra các biến chứng sau:
- Đau rễ thần kinh: Vùng cột sống là nơi có nhiều dây thần kinh chạy dọc, do đó khi bị thoát vị đĩa đệm có thể làm cho dây thần kinh bị tổn thương, khiến người bệnh đau nhức khó chịu. Khi thoát vị đĩa đệm bước sang giai đoạn cục bộ, các cơn đau cũng xuất hiện ngày càng nhiều hơn, không chỉ gây cảm giác đau ở vùng cột sống mà còn lan xuống chân tay, đau mạnh khi vận động hoặc làm việc nặng, ho, hắt hơi, đi lại, đứng ngồi lâu…
- Rối loạn cảm giác: Thoát vị đĩa đệm gây tê tay chân là biến chứng thường gặp. Rối loạn cảm giác ở khu vực khoang da tương ứng với rễ dây thần kinh bị tổn thương do bệnh thoát vị đĩa đệm làm tổn thương đến dây thần kinh. Những vùng da tương ứng với rễ dây thần kinh tổn thương thường có cảm giác nóng lạnh và mất đi cảm giác tê bì chân tay.
- Teo cơ: Không chỉ gây tổn thương đến vùng cột sống, thoát vị đĩa đệm còn có thể chèn ép không cho máu lưu thông đến các cơ, khiến cơ thiếu chất dinh dưỡng và bị teo dần, người bệnh mất khả năng lao động, sinh hoạt khó khăn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc và cuộc sống.
Liệt, tàn phế, mất kiểm soát bài tiết nước tiểu là các biến chứng đáng sợ nhất của bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống
- Gây tê liệt, tàn phế: Đây là biến chứng nguy hiểm nhất, cũng là biến chứng thường thấy nhất ở người bệnh. Nếu không được điều trị nhanh chóng và kịp thời, biến chứng có thể khiến người bệnh liệt hoàn toàn, nằm một chỗ, cả đời sau phụ thuộc vào thân nhân.
- Rối loạn cơ thắt (rối loạn đại tiểu tiện): Thoát vị đĩa đệm cột sống khiến khớp xương ở vùng cột sống bị lệch ra khỏi vị trí ban đầu, khiến cho dây thần kinh bị chèn ép dẫn đến hiện tượng rối loạn cơ tròn, khi đó người bệnh mắc phải chứng đại tiểu tiện không tự chủ. Ban đầu, vùng xương cùng bị bí tiểu, sau đó người bệnh đái dầm và nước tiểu chảy một cách thụ động.
5. Cách chữa thoát vị đĩa đệm thắt lưng tận gốc, hiệu quả cao, không cần phẫu thuật, ít tái phát
Hiện nay có rất nhiều cách chữa thoát vị đĩa đệm khác nhau được quảng cáo rầm rộ khiến người bệnh hoang mang. Bạn cần hiểu rõ bệnh lý của mình để có thể lựa chọn cách chữa khoa học, mang lại hiệu quả tối ưu.
Tại HTC sau khi thăm khám cẩn thận, các bác sĩ sẽ giải thích rõ về bệnh lý, trao đổi cụ thể về kết quả đạt được sau điều trị, thời gian và chi phí cho người bệnh.
Khám thoát vị đĩa đệm lưng gồm những gì?
Quy trình khám bệnh cơ xương khớp cần đảm bảo đầy đủ các hạng mục sau đây:
- Hỏi tiền sử bệnh: là một trong những bước quan trọng trước khi thăm khám cơ xương khớp. Theo đó, bác sĩ chuyên khoa sẽ trực tiếp trao đổi với các anh chị về nguyên nhân bệnh, các triệu chứng gặp phải, tần suất, thời gian đau, tư thế làm đau tăng, các bệnh lý đi kèm….
- Khám lâm sàng: Bước này bác sĩ sẽ thăm khám bằng cách dùng tay kiểm tra trực tiếp lên vùng đau, sử dụng các nghiệm pháp để đánh giá nguyên nhân gây đau. Đây là bước cực kỳ quan trọng, vì việc thăm khám lâm sàng tốt sẽ đưa ra được chuẩn đoán chính xác, đồng thời tiết kiệm chi phí cận lâm sàng không cần thiết cho người bệnh.
Thăm khám lâm sàng tốt sẽ đưa ra được chuẩn đoán chính xác, đồng thời tiết kiệm chi phí cận lâm sàng không cần thiết cho người bệnh.
- Cận lâm sàng: Sau khi khám lâm sàng xong, nếu cần thiết các bác sĩ chỉ định thực hiện các cận lâm sàng chẩn đoán. Có thể là siêu âm hay chụp X-quang, cộng hưởng từ…
- Kết luận, chẩn đoán: Dựa vào các kết quả khám, bác sĩ sẽ tiến hành phân tích và tổng hợp thông tin. Từ đó đưa ra kết luận chẩn đoán và phương pháp điều trị tốt nhất với bệnh nhân. Phòng khám sẽ thông báo cụ thể về thời gian, tần suất điều trị, kết quả điều trị dự kiến, chi phí điều trị… cho bệnh nhân.
Minh bạch, rõ ràng, chính xác, tỉ mỉ, dễ hiểu vì vậy bệnh nhân rất hài lòng khi thăm khám tại phòng khám HTC
Lưu ý trước khi đi khám
- Chọn lựa phòng khám uy tín, chất lượng, được cấp phép để thăm khám bệnh
- Không uống rượu, bia trước khi đi khám sẽ làm kết quả không chính xác.
- Nên mặc quần áo thoải mái để thuận tiện khi thăm khám.
- Nếu đã có phim chụp hoặc kết quả khám cũ nên mang theo. Chú ý mang đầy đủ cả phim chứ không phải chỉ nguyên tờ kết quả khám.
- Liên hệ trước với phòng khám theo số 090.432.8838 để được xếp lịch hẹn trước, không phải chờ đợi
Lưu ý: Với những bệnh nhân có đăng ký hẹn khám trước sẽ được:
- THĂM KHÁM TOÀN DIỆN HỆ CƠ XƯƠNG KHỚP VỚI GIÁ 200.000đ
- MIỄN PHÍ ĐIỀU TRỊ BUỔI ĐẦU TIÊN
- Miễn phí chọn bác sĩ giỏi và phù hợp
- Lưu ý: chỉ dành cho bệnh nhân có mã số đặt hẹn khám tại website. Mọi bệnh nhân không có mã đặt hẹn sẽ thanh toán 100% phí gốc.
Cách điều trị thoát vị đĩa đệm lưng hiệu quả cao tại HTC
Phòng khám sử dụng kỹ thuật trị liệu BẰNG TAY ĐỘC QUYỀN kết hợp với HỆ THỐNG TRANG THIẾT BỊ TÂN TIẾN giúp làm mềm và tăng cường hoạt động cho hệ cơ, gia tăng khoảng cách đốt sống qua đó giảm sự chèn ép và áp lực lên các đốt sống và đĩa đệm. Kết quả đem lại bao gồm:
- Giảm đau nhức, mỏi, buốt nhói, tê bì chân tay, dị cảm
- Cải thiện tầm vận động giúp người bệnh có thể đi đứng, cúi, nghiêng, ngồi… như bình thường
- Làm khỏe toàn bộ lớp cơ cạnh cột sống để tạo thành lớp bảo vệ tự nhiên giúp hạn chế tối đa nguy cơ tái phát
- Điều chỉnh sai lệch của cột sống giúp cấu trúc cột sống tốt hơn
- Giảm hẳn áp lực đè lên đĩa đệm, đưa dưỡng chất vào nuôi dưỡng phục hồi đĩa đệm.
- Lấy lại biên độ vận động giúp bệnh nhân vận động, làm việc và sinh hoạt một cách tốt nhất
Kết thúc liệu trình điều trị người bệnh hết đau nhức mỏi, tê bì, khó chịu. Hiệu quả điều trị duy trì lâu dài.
Xem thêm: Bệnh nhân nói gì về HTC
Lựa chọn HTC là sự lựa chọn thông thái vì:
- Phương pháp đem lại quả nhanh và an toàn. Cảm nhận ngay sau 1-3 buổi điều trị
- HTC có đội ngũ Giáo sư – Tiến sĩ, Bác sĩ đầu ngành về điều trị Cơ – Xương – Khớp tại Việt Nam
- Đội ngũ kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm từ các trường đại học lớn như Đại học Y Hà Nội, Học viện Y học Cổ Truyền Việt Nam, Đại học kỹ thuật y tế Hải Dương…
- CÓ CAM KẾT HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ – CÓ TRÁCH NHIỆM VÀ TRUNG THỰC VỚI BỆNH NHÂN
- Hiệu quả duy trì lâu dài do đây là cách chữa phục hồi tận gốc chứ không phải do tác dụng của chất giảm đau
- Thời gian điều trị chỉ 1 tiếng/buổi, 1 tuần tối đa 3 buổi. Không cần nghỉ làm
- Không đau đớn, không cần khiêng khem gì
- Chi phí minh bạch, rõ ràng, phù hợp với mọi người
- Dịch vụ tận tâm, chuyên nghiệp. Không gian phòng khám rộng thoáng, thuận tiện di chuyển.