Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý chắc hẳn đã quá quen thuộc trong xã hội, bệnh chiếm đa số trong các vấn đề liên quan đến hệ thống cơ xương khớp. Với những cơn đau nhức dai dẳng, mỗi ngày người bệnh phải chịu đựng khiến họ vô cùng ám ảnh đối với căn bệnh này. Vậy thoát vị đĩa đệmlà gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị đối với căn bệnh này ra sao? Bài viết sau sẽ mang đến cho bạn đầy đủ thông tin về tình trạng này!
Đĩa đệm là gì?
Đĩa đệm là cấu trúc nằm giữa các đốt sống. Được cấu tạo gồm 3 phần:
- Bao xơ: gồm nhiều vòng sợi collagen có độ đàn hồi cao, được hình dung như các sợi cao su có tác dụng bảo vệ nhân nhầy, giữ vững cột sống, giảm sóc
- Nhân nhầy: nằm trong bao xơ, thành phần chủ yếu là các proteoglycans cấu tạo nên. Nhân nhày được hình dung như thạch. Nhân nhày có chức năng cân bằng chấn động, giảm sóc, trao đổi dinh dưỡng.
- Tấm sụn: được cấu tạo từ collagen, canxi, nước và proteoglycan. Tấm sụn có chức năng bảo vệ sụn và xương đốt sống khỏi bị nhân nhày chèn ép và khỏi bị nhiễm khuẩn từ xương.
Đĩa đệm nằm ngay sát các dây thần kinh và tủy sống vì vậy khi nó bị tổn thương sẽ gây chèn ép lên các vùng lân cận xương, thần kinh, tủy sống gây ra các triệu chứng bệnh điển hình.
Thoát vị đĩa đệm là gì?
Bệnh thoát vị đĩa đệm là hiện tượng các khối nhân nhầy (phần nhân bên trong) bị thoát ra khỏi bao xơ (vỏ bọc bên ngoài) của đĩa đệm. Phần nhân nhầy đi theo vết nứt từ vòng sợi thoát ra khỏi vị trí mặc định của nó tràn ra ngoài và gây chèn ép lên các rễ thần kinh hoặc ống sống gây ra tổn thương.
Một đĩa đệm bị thoát vị khi các đốt sống xếp chồng lên đĩa đệm đó bị tổn thương. Đôi khi nó còn được gọi là trượt đĩa đệm hoặc vỡ đĩa đệm.
Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm?
Thoát vị đĩa đệm có thể do các nguyên nhân sau đây gây ra:
- Sai tư thế: Ngồi làm việc gù gập, ngồi quá lâu, ngồi không thẳng lưng, nằm gối quá cao, bê đồ nặng, tư thế bê đồ không đúng…lâu dần sẽ dẫn tới bệnh lý này.
- Chấn thương tập luyện, tai nạn giao thông là những nguyên nhân gây ra bệnh ngay tức khắc.
- Tuổi, di truyền: Tuổi càng cao cấu trúc đĩa đệm bị thoái hóa sẽ dẫn đến tổn thương và gây thoát vị. Trong gia đình có bố mẹ bị thoát vị đĩa đệm thì nguy cơ con cái bị thoát vị cao hơn so với các gia đình bố mẹ khỏe mạnh.
- Mắc bệnh về cột sống: Một số bệnh sẽ làm tăng nguy cơ bệnh như thoái hóa cột sống, viêm cột sống, xơ hóa cơ cột sống…
- Một số yếu tố khác: béo phì, hút thuốc lá…

Dấu hiệu, triệu chứng?
- Đau tại vị trí thoát vị: Xuất hiện cơn đau thoát vị đĩa đệm cấp tính, đau tăng khi vận động mạnh hoặc thay đổi thời tiết.
- Cơ cứng cột sống: Cứng cạnh cột sống vào buổi sáng, mất đường cong sinh lý, người bệnh thoát vị đĩa đệm có dấu hiệu “góc gãy” hoặc khó cúi.
- Chèn ép rễ thần kinh: Đau dọc theo rễ thần kinh, tê bì cổ, tê bì tay, thắt lưng rồi lan xuống vai gáy, chân.
- Biểu hiện tổn thương rễ thần kinh: Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm không phân biệt được nóng lạnh, giảm nhiệt độ, mất phản xạ dựng lông.
- Nặng nhất là mất cảm giác, tiểu tiện và đại tiện mất kiểm soát
Phát hiện sớm các triệu chứng thoát vị đĩa đệm giúp người bệnh điều chỉnh được những thói quen sinh hoạt xấu, chế độ dinh dưỡng bất hợp lý, can thiệp điều trị kịp thời.
Các giai đoạn bệnh?
- Giai đoạn 1 – Phình đĩa đệm: Bao xơ vẫn bình thường tuy nhiên nhân nhầy đã có xu hướng biến dạng. Bệnh nhân thường khó phát hiện do những cơn đau không liên tục, cơn đau không rõ ràng nên rất dễ nhầm lẫn với đau lưng thông thường.
- Giai đoạn 2 – Lồi đĩa đệm: Bao xơ đã bị suy yếu, nhân nhầy vẫn ở trong bao xơ. Giai đoạn này đã có sự chèn ép thần kinh nên bệnh nhân có thể gặp phải những cơn đau dữ dội.
- Giai đoạn 3 – Thoái vị đĩa đệm thực thụ: Bao xơ đã bị rách, nhân nhầy thoát ra ngoài nhưng vẫn là một khối với nhau, chúng chèn ép vào thần kinh gây làm cho các triệu chứng trở nên rõ ràng như đau dữ dội, tê bì, nhói, chuột rút, mệt mỏi, hạn chế vận động.
- Giai đoạn 4 – Thoát vị đĩa đệm có mảnh rời: Khi khối thoát vị lớn, tình trạng lâu ngày nhân nhày có hiện tượng tách ra khỏi một khối. Giai đoạn này bệnh nhân gặp phải sự đau đớn rất nhiều, có bệnh nhân đã teo chân, mất kiểm soát chức năng đi tiểu, đại tiện.
Các loại thoát vị đĩa đệm?
Theo sự chèn ép vào thần kinh, tủy sống
- Thoát vị đĩa đệm thể trung tâm: Nhân nhày thoát ra chèn ép trực tiếp lên tủy sống. Loại thoát vị này thường không gây hiện tượng tê bì tay chân nhiều tuy nhiên lại là trạng thái nguy hiểm nhất vì nếu nhân nhày chèn ép nhiều bệnh nhân sẽ bị mất hoàn toàn chức năng vận động và kiểm soát hệ bài tiết.
- Thoát vị đĩa đệm cạnh trung tâm: Nhân nhày chèn ép cả vào tủy sống và rễ thần kinh
- Thoát vị đĩa đệm chèn rễ thần kinh phải hoặc trái: Đa số các bệnh nhân gặp phải thể này và các dấu hiệu chèn ép thường thể hiện khá rõ ràng.
Theo vị trí
- Thoát ra sau: Đây là thể khá phổ biến, thể này bệnh nhân thường gặp các triệu chứng đau mỏi, đau lan, tê bì, nhức nhối…
- Thoát ra trước: Đa số bệnh nhân gặp thể này không đau do nhân nhày thoát ra không chèn ép vào thần kinh và tủy sống.
- Thoát vào thân đốt sống hay thoát vị đĩa đệm nội xốp
Hậu quả của thoát vị đĩa đệm?
- Rối loạn đại tiểu tiện
- Ảnh hưởng tới thần kinh
- Bị teo cơ
- Rối loạn cảm giác
- Hội chứng đau khập khễnh cách hồi
- Rối loạn tiền đình
- Gây liệt tàn phế
Khám và chuẩn đoán
Trong quá trình thăm khám lâm sàng, bác sĩ sẽ kiểm tra mức độ căng cứng của cơ. Bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân nằm xuống và di chuyển chân theo nhiều tư thế khác nhau để xác định nguyên nhân đau. Bác sĩ cũng có thể thực hiện các test về thần kinh để kiểm tra mức độ thả lỏng, trương lực cơ, khả năng đi lại, khả năng cảm nhận kích thích. Trong đa số các trường hợp, thăm khám lâm sàng kết hợp với khai thác tiền sử đủ để kết luận bệnh. Nếu nghi ngờ nguyên nhân khác hoặc để xác định rõ vùng nào bị tổn thương, bác sĩ có thể thực hiện thêm một số xét nghiệm:
- Chẩn đoán hình ảnh: bao gồm chụp X quang, chụp CT, chụp MRI, chụp cản quang. Các phương pháp này đều cung cấp những hình ảnh có giá trị chẩn đoán khác nhau, phục vụ việc kết luận chính xác tình trạng của bệnh nhân
- Test thần kinh: phương pháp đo điện cơ xác định mức độ lan truyền của xung thần kinh dọc theo các mô thần kinh. Phương pháp giúp xác định phần dây thần kinh bị tổn hại
Cách điều trị thoát vị đĩa đệm hiệu quả?
Quy trình thăm khám thoát vị đĩa đệm tại HTC
Tại HTC các bệnh nhân sẽ được thăm khám để xác định tình trạng, nguyên nhân gây bệnh cụ thể và điều trị phục hồi lấy lại khả năng vận động bình thường của khớp gối.
Bước 1: Hỏi bệnh. Các bác sĩ sẽ đưa ra các câu hỏi về tình trạng bệnh nhân gặp phải, thời điểm bị đau để đánh giá sơ lược tình trạng của bệnh nhân.
Bước 2: Thăm khám lâm sàng. Các bác sĩ sử dụng tay, các công cụ thăm khám, các nghiệm pháp trực tiếp trên cơ thể người bệnh để lượng giá tình trạng thực tế.
Thăm khám lâm sàng cẩn thận giúp đưa ra chính xác bệnh lý, tiết kiệm chi phí không cần thiết cho người bệnh.
Bước 3: Chỉ định cận lâm sàng cần thiết. Phân tích kết quả. Đưa ra kết luận về bệnh lý, nguyên nhân gây đau.
Bước 4: Đưa ra phác đồ điều trị: Phương pháp, thời gian, kết quả sẽ đạt được. Chi phí điều trị sẽ được thông báo cụ thể và minh bạch.
Một trong các điểm mà bệnh nhân rất tin tưởng khi khám chữa tại HTC chính là tính minh bạch. Nói rõ kết quả sẽ đạt được và chịu trách nhiệm với những gì đã trao đổi vưới người bệnh. Chi phí toàn bộ liệu trình được thông báo trước, không phát sinh thêm các khoản khác.
99,9% hài lòng về dịch vụ tại Phòng khám HTC
Điều trị bệnh lý thoát vị đĩa đệm tại HTC như thế nào?
Sau khi khám bác sĩ đưa ra chẩn đoán, dựa vào đó chỉ định phác đồ điều trị cụ thể cho từng bệnh nhân. Nguyên tắc trong điều trị tại HTC là:
- Không dùng thuốc
- Không tiêm
- Không phẫu thuật
Thông thường với bệnh lý này giai đoạn đầu mục tiêu điều trị là giúp bệnh nhân giảm đau, giảm viêm, giảm các triệu chứng khó chịu. Sau đó sẽ tiến hành giải quyết triệt để nguyên nhân gây bệnh, phục hồi để bệnh nhân lấy lại sức cơ và khả năng vận động bình thường. Cuối cùng là hướng dẫn các bài tập, chế độ dinh dưỡng tại nhà để bệnh nhân không bị tái phát bệnh.
Tỷ lệ bệnh nhân giới thiệu cao là minh chứng rõ nhất cho chất lượng phòng khám
HTC là sự lựa chọn thông thái của bạn
- Phòng khám HTC được Sở Y Tế Hà Nội cấp phép hoạt động chính quy.
- Phòng khám Sở hữu đội ngũ cố vấn, giáo sư, tiến sĩ bác sĩ tài năng, giàu kinh nghiệm trong khám chữa các bệnh xương khớp như: Bác sĩ Lê Văn Chiến, Bác sĩ Nguyễn Thùy Linh, Bác sĩ David Le, Thạc sĩ Nguyễn Thị Tiến….Bên cạnh đó là đội ngũ bác sĩ, kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm đến từ các trường đại học lớn như Đại học Y Hà Nội, Đại học kỹ thuật y tế Hải Dương, Học viện Y học cổ truyền Việt Nam đã mang lại chất lượng khám và điều trị tốt
- Hệ thống trang thiết bị hiện đại giúp hiệu quả điều trị cao và rút ngắn thời gian.
- Dịch vụ tân tâm, chuyên nghiệp, có trách nhiệm với người bệnh.
- Chi phí minh bạch, hợp lý sẽ mang lại trải nghiệm tuyệt vời cho bạn.