Ngứa là một triệu chứng phổ biến được thấy trong một số bệnh, ngứa là một cảm giác khó chịu kích thích của da. Ngứa có thể được phân loại thành cục bộ hoặc tổng quát tùy thuộc vào khu vực bị ảnh hưởng và cấp tính hay mạn tính tùy thuốc vào thời gian của triệu chứng. Ngứa mạn tính được đình nghĩa là sự hiện diện của ngứa trong hơn 6 tuần. Ngứa trong bệnh gan có mối liên quan giữa ngứa và vàng da. Ngứa là một đặc điểm lâm sàng phổ biến được thấy trong hầu hết các bệnh về gan nhưng đặc biệt là bệnh gan ứ mật. Đặc biệt ngứa mạn tính sẽ thường gặp hơn trong các bệnh lý như viêm gan virus B và C, xơ gan, suy gan, ung thư gan.
Nguyên nhân gây ngứa trong bệnh gan
Nguyên nhân gây ngứa chính xác trong bệnh gan mạn tính chưa được biết rõ. Ngứa có thể phát triển ở bất kỳ giai đoạn nào của bệnh gan, bệnh nhân bị ngứa thường có bất thường về sinh hóa, đặc trưng là tăng phosphatase kiềm, những người ngứa do bệnh gan có thể tăng ALP.
Những người bị bệnh gan thường có lượng muối mật tích tụ dưới da cao hơn bình thường, có thể gây ngứa. Nhưng không phải tất cả những người có nồng độ muối mật cao đều cảm thấy ngứa và một số người cảm thấy ngứa mặc dù mức độ muối mật bình thường.
Biểu hiện ngứa do bệnh gan
Dấu hiệu ngứa do bệnh gan là sự xuất hiện của các mụn nhọt, mẩn đỏ có ngứa xuất hiện đột ngột trên da. Các mảng mẩn đỏ xuất hiện với giới hạn rõ, giai đoạn sớm có dạng các mẩn đỏ li ti sau lan ra phạm vi rộng. Một số trường hợp nặng, mảng đỏ có thể lan rộng ra toàn thân, sờ vào thấy cứng mật độ chắc, dân gian thường gọi với cái tên là nổi mề đay. Các mảng đỏ trên da thông thường sẽ biến mất sau vài giờ, khi cơ thể không còn cảm giác lạnh.
Ngứa trong bệnh gan có xu hướng tồi tệ hơn vào buổi tối muộn và ban đêm và thường bị trầm trọng hơn bởi nhiệt do thời tiết hoặc tắm nước nóng. Một số người có thể bị ngứa ở một khu vực, chẳng hạn như chân tay, lòng bàn chân hoặc lòng bàn tay, trong khi những người khắc bị ngứa toàn thân.
Ngứa liên quan đến bệnh gan thường không liên quan đến phát ban hoặc tổn thương da, bạn có thể bị kích ứng, đỏ và nhiễm trùng rõ rệt do gãi quá nhiều. Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào các biểu hiện lâm sàng cũng không thể chắc chắn khi xác định các nguyên nhân chính xác của bệnh sẩn ngứa. Ngứa da gây nhiều khó chịu cho người bệnh, thường sẽ biến mất cùng với các mảng sẩn đỏ.
Điều trị mẩn ngứa do bệnh gan
Bệnh gan gây mẩn ngứa cần được điều trị bằng cách giải độc cho gan và hỗ trợ cải thiện chức năng thanh thải các chất độc của gan. Nhiều phương pháp đơn giản nhưng có hiệu quả mà người bệnh nào cũng dễ dàng áp dụng tại nhà như:
- Thay đổi chế độ ăn uống: người bệnh cần bổ sung nhiều chất xơ, rau củ quả và hạn chế các thực phẩm chiên rán, giàu chất béo hay các thực phẩm đóng gói sẵn nhiều chất bảo quản. Bữa ăn của người bệnh nên bao gồm các món thanh đạm, dễ tiêu. Bổ sung đủ nước cho cơ thể, trung bình khoảng 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày, là việc làm không được bỏ qua, nhất là vào các mùa nắng nóng.
- Hạn chế hoặc có thể không sử dụng rượu bia, thức uống chứa cồn thì càng tốt, bỏ thuốc lá.
- Duy trì chế độ sinh hoạt khoa học, không làm việc nặng quá sức. Tạo được sự cân bằng giữa công việc và đời sống, nghỉ ngơi hợp lý. Thường xuyên rèn luyện thân thể, tập luyện thể dục thể thao đều đặn.
- Duy trì thói quen đi ngủ đúng giờ, không thức khuya.
- Sử dụng Dr.Liver trong điều trị bệnh gan đã được kiểm chứng có tác dụng làm giảm các triệu chứng, trong đó có ngứa.