Hội chứng lâm sàng
Hội chứng vai sườn bao gồm một nhóm các triệu chứng như đau một bên (không đối xứng ) và kèm theo dị cảm ở bờ trong xương vai, đau lan từ vùng cơ delta tới mu bàn tay, và giảm tầm vận động của xương bả vai. Hội chứng chứng vai sườn thì thường gặp ở vai của những nhân viên chào hàng, bởi vì người ta thấy rằng những người này thường xuyên lặp đi lặp lại động tác với ra sau để nhận một thứ gì đó từ ghế sau xe.
Hội chứng vai sườn là một hội chứng lạm dụng ( sử dụng quá mức ) do lặp đi lặp lại các vận động không đúng cách các cơ xung quanh xương bả vai – cơ nâng vai, cơ ngực bé, cơ răng trước, các cơ trám, và ở mức độ ít hơn có cơ dưới gai và cơ tròn bé.
Hội chứng vai sườn là một hội chứng đau cơ mạc mạn tính, và điều kiện thiết yếu của hội chứng đau cơ mạc là phát hiện được các điểm đau khởi phát (trigger point) thuộc cân cơ trên khám lâm sàng. Mặc dù các “trigger point” thường khu trú ở phần cơ thể bị ảnh hưởng, nhưng cơn đau thường được lan đến các khu vực khác. Loại đau quy chiếu này có thể bị chẩn đoán sai hoặc quy cho hệ thống cơ quan khác, do đó dẫn đến đánh giá và điều trị không hiệu quả. Kích thích cơ học vào “trigger point” bằng cách sờ nắn hoặc căng dãn tạo ra sự đau chói tại chỗ và cả đau lan.
Đau tại điểm khởi phát và có thể đau lan ra tay
Ngoài ra, sự co rút không kiểm soát của các cơ bị kích thích, được gọi là dấu hiệu giật nảy (jump sign), thường xảy ra và là đặc trưng của hội chứng đau cân cơ. Hầu hết bệnh nhân bị hội chứng vai sườn đều có một “trigger point” rõ ràng ở cơ dưới gai, nó được biểu hiện rõ nhất bằng cách đặt bàn tay của bên bị đau lên trên cơ Delta của bên vai đối diện. Nghiệm phát này làm xoay xương vai bên bị tổn thương sang phía bên, cho phép tìm kiếm và sau đó là tiêm vào “trigger point” ở cơ dưới vai. Có thể có các điểm khởi đau khác dọc theo bờ trong xương vai và có thể áp dụng phương pháp tiêm cho chúng.
Dải giãn cơ thường được xác định khi sờ tháy điểm khởi đau thuộc cơ mạc. Bất chấp phát hiện thực thể vững chắc này, sinh lý bệnh của các điểm khởi đau thuộc cơ mạc vẫn còn khó hiểu, nhưng người ta cho rằng điểm khởi đau là hậu quả từ vi tổn thương ở cơ bị tác động. Tổn thương này có thể là kết quả của một chấn thương đơn thuần, hoặc vi tổn thương lặp đi lặp lại, hoặc mất phản xạ có điều kiện mạn tính của các nhóm cơ chủ vận và cơ đối vận.
Ngoài tổn thương cơ, nhiều yếu tố khác có vẻ cũng làm bệnh nhân phát triển hội chứng đau cơ mạc. Ví dụ, một vận động viên không chuyên chưa quen với vận động thể thao có thể mắc hội cơ mạc. Tư thế xấu khi ngồi trước máy tính hoặc trong khi xem TV cũng có liên quan như một yếu tố đưa đến hội chứng. Chấn thương từ trước đó có thể gây ra sự bất thường trong chức năng của cơ và dẫn đến sự phát triển của hội chứng đau cơ mạc. Tất cả những yếu tố này có thể được tăng cường nếu bệnh nhân kèm theo tình trạng dinh dưỡng kém hay đồng thời tồn tại những bất thường về tâm lý hoặc hành vi, bao gồm stress mạn tính và trầm cảm. Nhóm cơ liên quan trong hội chứng vai sườn có vẻ như đặc biệt nhạy cảm với hội chứng đau cơ mạc do stress gây ra.
Sự cứng và mỏi cơ thường cùng tồn tại với những cơn đau, và chúng làm tăng sự hạn chế chức năng liên quan đến bệnh này và làm phức tạp hóa điều trị.
Hội chứng đau cơ mạc có thể xảy ra như một tình trạng bệnh chính hoặc kết hợp với các chức đau khác, bao gồm cả bệnh rễ thần kinh và hội chứng đau theo vùng mạn tính. Bất thường về tâm lý hay hành vi, bao gồm trầm cảm, thường xuyên đi kèm các bất thường về cơ, và kiểm soát những rối loạn tâm lý là một phần không thể thiếu của bất kỳ kế hoạch điều trị thành công nào.
Dấu hiệu và triệu chứng
“Trigger point” là tổn thương bệnh học của hội chứng vai sườn, và nó được đặc trưng bởi một điểm khu trú rất nhạy cảm với đau ở cơ dưới gai. Như đã lưu ý ở trên, những “trigger point” ở cơ dưới gai này có thể được biểu hiện rõ nhất bằng cách đặt bàn tay của bên bị đau lên trên cơ Delta của bên vai đối diện. Có thể hiện diện các “trigger point” khác dọc theo bờ trong xương vai.
Kích thích cơ học vào “trigger point” bằng cách sờ nắn hoặc căng giãn gây ra đau chói tại chỗ cũng như đau quy chiếu. Dấu hiệu giật nảy là đặc trưng của hội chứng vai sườn, cũng như vậy đói với triệu chứng đau tại cơ dưới gai, nó lan từ vùng Delta tới mu bàn tay.
Cận lâm sàng
Sinh thiết các điểm khởi đau được xác định trên lâm sàng không phải lúc nào cũng cho thấy các đặc trưng mô học bất thường. Các cơ chứa các điểm khởi phát được mô tả hoặc như “ nhậy cắn” hoặc “ chứa thoái hoá bột”. Tăng myoglobin huyết tương được báo cáo ở một số bệnh nhân bị hội chứng vai sườn, nhưng phát hiện này chưa được chứng thực bởi các nhà điều tra khác. Thăm dò chẩn đoán điện học trong những bệnh nhân bị hội chứng vai sườn cho thấy sự tăng điện thế cơ ở 1 số bệnh nhân, nhưng 1 lần nữa, phát hiện này đã không được chứng thực lại.
Do thiếu các cận lâm sàng khách quan, bác sĩ phải loại trừ bệnh lý đi kèm khác có thể giống hội chứng vai sườn.
Chẩn đoán phân biệt
Phân biệt với bệnh viêm cơ nguyên phát, rách gân cơ dưới gai đơn độc, bệnh đa xơ cứng, bệnh collagen mạch máu. Chẩn đoán điện học và nghiên cứu X-quang có thể giúp xác định các bệnh lý kèm theo như viêm bao hoạt dịch vai, viêm gân và rách chóp xoay. Các bác sĩ cũng phải xác định các bệnh lý kèm theo như viêm bao hoạt dịch vai, viêm gân và rách chóp xoay. Các bác sĩ cũng phải xác định những bất thường về tâm lý và hành vi đi kèm cái mà có thể che dầu hoặc trầm trọng thêm các triệu chứng liên quan.
Cách điều trị hội chứng vai sườn hiệu quả
Quy trình thăm khám hội chứng vai sườn tại HTC
Tại HTC các bệnh nhân sẽ được thăm khám để xác định tình trạng, nguyên nhân gây bệnh cụ thể và điều trị phục hồi lấy lại khả năng vận động bình thường của khớp gối.
Bước 1: Hỏi bệnh. Các bác sĩ sẽ đưa ra các câu hỏi về tình trạng bệnh nhân gặp phải, thời điểm bị đau để đánh giá sơ lược tình trạng của bệnh nhân.
Bước 2: Thăm khám lâm sàng. Các bác sĩ sử dụng tay, các công cụ thăm khám, các nghiệm pháp trực tiếp trên cơ thể người bệnh để lượng giá tình trạng thực tế.
Thăm khám lâm sàng cẩn thận giúp đưa ra chính xác bệnh lý, tiết kiệm chi phí không cần thiết cho người bệnh.
Bước 3: Chỉ định cận lâm sàng cần thiết. Phân tích kết quả. Đưa ra kết luận về bệnh lý, nguyên nhân gây đau.
Bước 4: Đưa ra phác đồ điều trị: Phương pháp, thời gian, kết quả sẽ đạt được. Chi phí điều trị sẽ được thông báo cụ thể và minh bạch.
Một trong các điểm mà bệnh nhân rất tin tưởng khi khám chữa tại HTC chính là tính minh bạch. Nói rõ kết quả sẽ đạt được và chịu trách nhiệm với những gì đã trao đổi vưới người bệnh. Chi phí toàn bộ liệu trình được thông báo trước, không phát sinh thêm các khoản khác.
99,9% hài lòng về dịch vụ tại Phòng khám HTC
Điều trị bệnh lý hội chứng vai sườn tại HTC như thế nào?
Sau khi khám bác sĩ đưa ra chẩn đoán, dựa vào đó chỉ định phác đồ điều trị cụ thể cho từng bệnh nhân. Nguyên tắc trong điều trị tại HTC là:
- Không dùng thuốc
- Không tiêm
- Không phẫu thuật
Thông thường với bệnh lý này giai đoạn đầu mục tiêu điều trị là giúp bệnh nhân giảm đau, giảm viêm, giảm các triệu chứng khó chịu. Sau đó sẽ tiến hành giải quyết triệt để nguyên nhân gây bệnh, phục hồi để bệnh nhân lấy lại sức cơ và khả năng vận động bình thường. Cuối cùng là hướng dẫn các bài tập, chế độ dinh dưỡng tại nhà để bệnh nhân không bị tái phát bệnh.
Tỷ lệ bệnh nhân giới thiệu cao là minh chứng rõ nhất cho chất lượng phòng khám
HTC là sự lựa chọn thông thái của bạn
- Phòng khám HTC được Sở Y Tế Hà Nội cấp phép hoạt động chính quy.
- Phòng khám Sở hữu đội ngũ cố vấn, giáo sư, tiến sĩ bác sĩ tài năng, giàu kinh nghiệm trong khám chữa các bệnh xương khớp như: Bác sĩ Lê Văn Chiến, Bác sĩ Nguyễn Thùy Linh, Bác sĩ David Le, Thạc sĩ Nguyễn Thị Tiến….Bên cạnh đó là đội ngũ bác sĩ, kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm đến từ các trường đại học lớn như Đại học Y Hà Nội, Đại học kỹ thuật y tế Hải Dương, Học viện Y học cổ truyền Việt Nam đã mang lại chất lượng khám và điều trị tốt
- Hệ thống trang thiết bị hiện đại giúp hiệu quả điều trị cao và rút ngắn thời gian.
- Dịch vụ tân tâm, chuyên nghiệp, có trách nhiệm với người bệnh.
- Chi phí minh bạch, hợp lý sẽ mang lại trải nghiệm tuyệt vời cho bạn.