Hội chứng lâm sàng
Hội chứng lỗ tứ giác là một nguyên nhân không thường gặp của đau vai và sau trên cánh tay, lần đầu tiên mô tả bởi Cahill and Palmer vào năm 1993. Hiện nay, hội chứng này đang gặp nhiều hơn trong thực hành lâm sàng do chụp cộng hưởng từ (MRI) giúp việc chẩn đoán trở nên dễ dàng hơn so với chụp động mạch vai như trước đây. Hội chứng này được gây ra bởi sự chèn ép của dây thần kinh nách khi nó đi qua lỗ tứ giác.
Sự khởi phát của bệnh thường âm thầm, thường ở bệnh nhân không có tiền sử chấn thương rõ ràng. Một bệnh nhân bị hội chứng lỗ tứ giác than phiều về cơn đau không rõ ràng ở vai và chứng dị cảm lan ra cánh tay sau và bên vai. Cảm giác đau đớn và loạn cảm thường trở nên tồi tệ hơn khi dạng và xoay ngoài. Hầu hết các trường hợp xảy ra ở vận động viên trẻ trong độ tuổi hai mươi đến ba mươi, những người liên quan đến các vận động ném.
Hội chứng có thể được nhìn thấy đôi khi ở những bệnh nhân lớn tuổi do các nguyên nhân khác gây ra sự chèn ép dây thần kinh nách khi nó di chuyển qua lỗ tứ giác, chẳng hạn như nang hoặc u vùng ổ chảo cánh tay. Các trường hợp nhẹ của hội chứng lỗ tứ giác tự khỏi theo thời gian, nhưng các trường hợp nhẹ của hội chứng lỗ tứ giác tự khỏi theo thời gian , nhưng các trường hợp nặng hơn, nếu không được điều trị , sẽ dẫn đến teo không hồi phục của cơ delta và cơ tròn bé.
Dấu hiệu và triệu chứng
Phát hiện quan trọng nhất ở bệnh nhân có hội chứng lỗ tứ giác là sự yếu đi của cơ trên gai và cơ dưới gai. Điều này được biểu hiện bởi sự dạng và xoay ngoài khó khăn ở một bên vai. Với tổn thương đáng kể của dây thần kinh nách, teo cơ delta và cơ tròn bé được thể hiện rõ trên thăm khám lâm sàng. Đau của hội chứng lỗ tứ giác có thể trầm trọng hơn khi thực hiện động tác dạng và xoay ngoài chi trên. Tính nhạy cảm đau thường thể hiện khi ấn vào vị trí lỗ tứ giác.
Cận lâm sàng
Điện cơ có thể giúp xác định chèn ép thần kinh nách, mặc dù kết quả có thể bình thường ở những trường hợp nhẹ mặc dù có các dấu hiệu thần kinh rất rõ ràng. Điện cơ giúp phân biệt bệnh lý rễ cột sống cổ và hội chứng Parsonage-Turner. X quang thường được chỉ định ở tất cả các bệnh nhân có hội chứng lỗ tứ giác để loại trừ các quá trình bệnh lý về xương. Dựa trên tình trạng lâm sàng của bệnh nhân, có thể chỉ định thêm xét nghiệm, bao gồm đếm số lượng tế bào máu, acid uric, máu lắng, và xét nghiệm kháng thể tự thân.
MRI khớp vai được chỉ định ở tất cả các bệnh nhân nghi ngờ hội chứng lỗ tứ giác bởi nó cho hình ảnh rất cụ thể. Ở những bệnh nhân hiếm hoi mà MRI không chẩn đoán được, chụp động mạch dưới đòn có thể cho thấy sự tắc nghẽn động mạch mủ sau được cân nhắc vì phương pháp chụp này có thể gợi ý chẩn đoán hội chứng lỗ tứ giác.
Chẩn đoán phân biệt
Hội chứng này ban đầu thường chẩn đoán nhầm như viêm bao hoạt dịch, viêm gân hoặc viêm khớp ở vai. Bệnh lý rễ tủy cổ của các rễ thần kinh thấp có thể giả biểu hiện lâm sàng của hội chứng lỗ tứ giác.
Hội chứng Parsonage-Turner, hoặc viêm thần kinh cánh tay tự phát cũng có thể biểu hiện khởi phát đột ngột đau vai và có thể làm lu mờ triệu chứng của hội chứng lỗ tứ giác. Khối u liên quan đến vùng này cũng nên được xem xét trong chẩn đoán phân biệt hội chứng lỗ tứ giác, các gãy xương trước đó của đầu gần xương cánh tay và các thương tổn dạng khối u khác, ví dụ các u nang hoặc các u mỡ, mà có thể chèn ép thần kinh ở nách khi nó đi qua lỗ tứ giác.
Cách điều trị hiệu quả cho hội chứng lỗ tứ giác
Quy trình thăm khám hội chứng lỗ tứ giác tại HTC
Tại HTC các bệnh nhân sẽ được thăm khám để xác định tình trạng, nguyên nhân gây bệnh cụ thể và điều trị phục hồi lấy lại khả năng vận động bình thường của khớp gối.
Bước 1: Hỏi bệnh. Các bác sĩ sẽ đưa ra các câu hỏi về tình trạng bệnh nhân gặp phải, thời điểm bị đau để đánh giá sơ lược tình trạng của bệnh nhân.
Bước 2: Thăm khám lâm sàng. Các bác sĩ sử dụng tay, các công cụ thăm khám, các nghiệm pháp trực tiếp trên cơ thể người bệnh để lượng giá tình trạng thực tế.
Thăm khám lâm sàng cẩn thận giúp đưa ra chính xác bệnh lý, tiết kiệm chi phí không cần thiết cho người bệnh.
Bước 3: Chỉ định cận lâm sàng cần thiết. Phân tích kết quả. Đưa ra kết luận về bệnh lý, nguyên nhân gây đau.
Bước 4: Đưa ra phác đồ điều trị: Phương pháp, thời gian, kết quả sẽ đạt được. Chi phí điều trị sẽ được thông báo cụ thể và minh bạch.
Một trong các điểm mà bệnh nhân rất tin tưởng khi khám chữa tại HTC chính là tính minh bạch. Nói rõ kết quả sẽ đạt được và chịu trách nhiệm với những gì đã trao đổi vưới người bệnh. Chi phí toàn bộ liệu trình được thông báo trước, không phát sinh thêm các khoản khác.
99,9% hài lòng về dịch vụ tại Phòng khám HTC
Điều trị bệnh lý hội chứng lỗ tứ giác tại HTC như thế nào?
Sau khi khám bác sĩ đưa ra chẩn đoán, dựa vào đó chỉ định phác đồ điều trị cụ thể cho từng bệnh nhân. Nguyên tắc trong điều trị tại HTC là:
- Không dùng thuốc
- Không tiêm
- Không phẫu thuật
Thông thường với bệnh lý này giai đoạn đầu mục tiêu điều trị là giúp bệnh nhân giảm đau, giảm viêm, giảm các triệu chứng khó chịu. Sau đó sẽ tiến hành giải quyết triệt để nguyên nhân gây bệnh, phục hồi để bệnh nhân lấy lại sức cơ và khả năng vận động bình thường. Cuối cùng là hướng dẫn các bài tập, chế độ dinh dưỡng tại nhà để bệnh nhân không bị tái phát bệnh.
Tỷ lệ bệnh nhân giới thiệu cao là minh chứng rõ nhất cho chất lượng phòng khám
HTC là sự lựa chọn thông thái của bạn
- Phòng khám HTC được Sở Y Tế Hà Nội cấp phép hoạt động chính quy.
- Phòng khám Sở hữu đội ngũ cố vấn, giáo sư, tiến sĩ bác sĩ tài năng, giàu kinh nghiệm trong khám chữa các bệnh xương khớp như: Bác sĩ Lê Văn Chiến, Bác sĩ Nguyễn Thùy Linh, Bác sĩ David Le, Thạc sĩ Nguyễn Thị Tiến….Bên cạnh đó là đội ngũ bác sĩ, kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm đến từ các trường đại học lớn như Đại học Y Hà Nội, Đại học kỹ thuật y tế Hải Dương, Học viện Y học cổ truyền Việt Nam đã mang lại chất lượng khám và điều trị tốt
- Hệ thống trang thiết bị hiện đại giúp hiệu quả điều trị cao và rút ngắn thời gian.
- Dịch vụ tân tâm, chuyên nghiệp, có trách nhiệm với người bệnh.
- Chi phí minh bạch, hợp lý sẽ mang lại trải nghiệm tuyệt vời cho bạn.