Gãy xương sườn – Cách điều trị không cần phẫu thuật

Hội chứng lâm sàng

Gãy xương sườn là một trong nhiều nguyên nhân gây đau thành ngực thường gặp nhất, và chúng thường liên quan đến các chấn thương thành ngực. Ở những bệnh nhân bị loãng xương hoặc các bệnh nhân có khối u nguyên phát hoặc di căn tới xương sườn, gãy xương còn có thể xảy ra khi ho (gãy xương do ho) hoặc tự phát.

gãy xương sườn

Đau và khuyết tật chức năng do gãy xương sườn phần lớn quyết định bởi mức độ nghiêm trọng của chấn thương (ví dụ như số xương sườn gãy), bản thân của các chấn thương (gãy một phần hoặc toàn phần, các mảnh vỡ tự do) và tổn thương các cấu trúc lân cận xung quanh kể cả các dây thần kinh liên sườn và màng phổi. Đau do gãy các xương sườn có thể từ âm ỉ đến đau nhức sâu khi gãy một phần do loãng xương hoặc đến mức đau dữ dội như dao đâm và dẫn đến khó thở khiến đờm và các dịch tiết không thể dẫn lưu ra ngoài.

Dấu hiệu và triệu chứng

  • Gãy xương thường trầm trọng hơn khi hít sâu, ho và bất kì chuyển động nào của thành ngực.
  • Sờ vào các xương sườn bị gãy gây đau chói và phản xạ co thắt của cơ thành ngực.
  • Có thể có những vết bầm máu trên chỗ xương bị gãy.
  • Các bác sĩ lâm sàng cần nhận biết kịp thời các khả năng tràn khí hoặc tràn máu màng phổi.
  • Tổn thương đến các dây thần kinh liên sườn có thể gây ra đau dữ dội và phản ứng bất động thành ngực khiến tình trạng phổi của bệnh nhân nặng thêm.

Thất bại trong việc điều trị đau và cố định thành ngực tích cực có thể dẫn đến tình trạng giảm thông khí phổi, xẹp phổi và cuối cùng là viêm phổi.

Cận lâm sàng

khám đau ngực

X-quang thường quy được chỉ định cho tất cả các bệnh nhân có dấu hiệu đau do gãy xương sườn, để loại trừ gãy xương kín và các rối loạn xương khác, chẳng hạn như các khối u, tràn khí màng phổi và tràn máu màng phổi. Nếu đang bị chấn thương, chụp cắt lớp xạ hình xương có thể hữu ích để loại trừ gãy kín xương sườn hoặc xương ức. Nếu không có chấn thương, cần kiểm tra mật độ xương để loại trừ loãng xương, hoặc điện di protein huyết thanh và các xét nghiệm kiểm tra bệnh cường giáp.

Dựa trên các biểu hiện lâm sàng của bệnh nhân, xét nghiệm bổ sung có thể được chỉ định, gồm công thức máu, mức kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt (PSA), tốc độ máu lắng và xét nghiệm kháng thể kháng nhân. Chụp cắt lớp vi tính lồng ngực được chỉ định nếu nghi ngờ khối tiềm ẩn hoặc tổn thương đáng kể các thành phần bên trong lồng ngực.

Điện tâm đồ được chỉ định để loại trừ đụng dập tim và cần cân nhắc thực hiện cho tất cả các bệnh nhân có gãy xương ức hoặc chấn thương nghiêm trọng ở thành ngực trước.

Chẩn đoán phân biệt

Trong trường hợp có chấn thương, chẩn đoán gãy xương sườn thường rất dễ dàng. Trong trường hợp gãy xương sườn tự phát do loãng xương hoặc ung thư, các chẩn đoán có thể chưa rõ ràng. Trong trường hợp này, đau do gãy xương kín thường bị nhầm lẫn với cơn đau tim hoặc đau do túi mật, và dẫn đến việc bệnh nhân đến phòng cấp cứu và kiểm tra hệ tim mạch và tiêu hoá là không cần thiết.

Hội chứng Tietze có đau rộng ở các sụn sườn trên do nhiễm virus, và có thể nhầm lẫn với gãy xương sườn, đặc biệt nhất là với bệnh nhân có ho đi kèm.

Điều trị gãy xương sườn hiệu quả tại HTC

Hầu hết những bệnh nhân bị gãy xương sườn đều không cần phải phẫu thuật, trừ trường hợp vết thương nghiêm trọng. Xương sườn bị gãy có thể tự phục hồi sau một khoảng thời gian nhất định. Tùy thuộc vào tình trạng cơ thể của bệnh nhân mà các bác sĩ sẽ đưa ra phán đoán về khả năng và thời gian phục hồi.

khám và điều trị đau ngực

Phòng khám cơ xương khớp quốc tế HTC là một trong các địa chỉ vàng trong điều trị bệnh cơ xương khớp ở Việt Nam. Với kinh nghiệm trên 10 năm hoạt động, đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, hệ thống trang thiết bị hiện đại sẽ mang lại hiệu quả điều trị bệnh lý này rất tốt. Trước hết các bác sĩ HTC sẽ sử dụng các thiết bị vật lý trị liệu, phục hồi chức năng hiện đại để giúp giảm viêm, giảm đau, tăng cường tuần hoàn,  tăng tái tạo mạch máu, giảm các triệu chứng đau, tăng sinh tế bào, ổn định tổ chức phần mềm, giúp mau liền xương. Sau đó các bác sĩ sẽ đưa ra các bài tập giúp nhanh chóng lấy lại biên độ vận động.

Những lưu ý trong quá trình điều trị

Để vết thương nhanh lành và hạn chế biến chứng xảy ra thì bệnh nhân cần đặc biệt lưu ý những vấn đề sau:

  • Chườm đá lên vùng bị thương: Giúp giảm đau mạnh và giảm bớt sưng nóng.
  • Hạn chế cử động mạnh: Bệnh nhân cần giữ cho vết thương bất động, bất kỳ sự vận động nào vào lúc này đều rất nguy hiểm, làm chậm quá trình liền xương và có thể gây ra biến chứng về sau.
  • Tránh lo âu, muộn phiền: Bệnh nhân cần phải giữ được tinh thần thoải mái, nghỉ ngơi và thư giãn. Tình trạng căng thẳng, stress có thể khiến bệnh trở nên tệ hơn.
  • Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể: Xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý, giàu khoáng chất như canxi, kali, magie và các loại vitamin. Người bệnh ăn nhiều rau, củ, quả, thịt nạc, các sản phẩm từ sữa và uống nhiều nước tinh khiết mỗi ngày sẽ giúp đẩy nhanh quá trình liền xương.
  • Tránh sử dụng các loại chất có nguy cơ gây viêm nhiễm và đau như: Chất béo bão hòa, chất béo no, thức ăn cay, mặn,…
  • Chú ý trong tư thế ngủ hay nghỉ ngơi: Xương sườn gãy thường gây khó chịu vào ban đêm lúc ngủ, đặc biệt khi bạn nằm sấp, nằm nghiêng hay thường xuyên trở mình. Tư thế ngủ tốt nhất khi có xương sườn bị gãy là nằm thẳng trên lưng, vì nó ít gây áp lực lên xương sườn.
  • Theo dõi bệnh thường xuyên để kịp thời phát hiện những biến chứng xấu có thể xảy ra.

LIÊN HỆ NGAY ĐỂ NHẬN TƯ VẤN VÀ ĐẶT LỊCH KHÁM

096.369.1010-083.369.1010

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *