Đau xương đốt bàn chân – Dấu hiệu, triệu chứng và cách điều trị

đau xương đốt bàn chân

Hội chứng lâm sàng

Cùng với viêm xương vừng, chứng đau nhức xương đốt bàn chân là một tình trạng đau phần trước bàn chân, bệnh có ngày càng gặp nhiều trên lâm sàng do cư hướng tăng thói quen chạy bộ và chạy đường dài. Chứng đau nhức xương đốt bà chân có đặc điểm là nhạy cảm đau và đau trên các đầu xương đốt bàn chân. Bệnh nhân thường cảm thấy như thể mình đang đi bộ  cùng với một viên đá trong giày.

Đau tăng lên khi đứng lâu hoặc đi bộ dường dài và càng trầm trọng hơn nếu đi giày hoặc đệm giày không phù hợp. thông thường một bệnh nhân mắc chứng này phát triển mô sẹo cứng trên đầu xương bàn ngón thứ 2 và 3 do họ cố gắng chuyển trọng lượng cơ thể ra khỏi đầu xương bàn ngón 1 để giảm đau. Mô sẹo này làm làm tăng áp lực lên các đầu xương đốt bàn chân, làm trầm trọng thêm triệu chứng đau và làm hạn chế vận động.

Dấu hiệu và triệu chứng

Trên thăm khám lâm sàng, đau có thể được tái lịa bằng cách ấn lên các đầu xương đốt bàn chân. Mô sẹo thường xuất hiện trên đầu xương đốt bàn ngón thứ hai và thứ ba và có thể phân biệt với mụn cơm ở gan bàn chân bởi khi loại bỏ lớp trên cùng của mô sẹo sẽ không thấy sự tắc nghẽn mạch máu dưới dạng các đốm đen nhỏ. Bệnh nhân mắc chứng đau xương đốt bàn chân thường có dáng đi giảm đau khi nỗ lực giảm trọng lượng phải chịu trong pha tĩnh của bước đi. Nếu xuất hiện tình trạng lỏng lẻo dây chằng và dẹt vòm ngang bàn chân sẽ làm cho bệnh nhân xòe ra.

Cận lâm sàng

Chụp X quang thường quy được chỉ định cho tất cả các bệnh nhân mắc chứng đau xương đốt bàn chân để loại trừ các gãy xương và xác định viêm xương vừng. Dựa trên tình trạng lâm sàng của bệnh nhân, có thể chỉ định thêm các xét nghiệm, bao gồm tổng phân tích tế bào máu, tốc độ máu lắng và xét nghiệm kháng thể kháng nhân. Chỉ định chụp cộng hưởng từ (MRI) các xương đốt bàn chân nếu nghi ngờ về khớp mất vững, khối hay u tiềm ẩn. Chụp cắt lớp xạ hình xương rất hữu ích trong việc xác định gãy xương do mỏi có thể bị bỏ sót trên X quang thường.

Chẩn đoán phân biệt

Các bệnh lý nguyên phát của bàn chân bao gồm bệnh gout và gãy xương ẩn, có thể giống về tính chất đau và khiếm khuyết chức năng như trong đau xương đốt bàn chân. Bệnh lý chèn ép thần kinh như hội chứng ổng cổ chân, viêm bao hoạt dịch, viêm mạc giữ gan bàn chân có thể gây nhầm lẫn cho chẩn đoán. Viêm bao hoạt dịch, viêm mạc giữ gan bàn chân có thể đi kèm với viêm xương vừng.

Trong một vài trường hợp, các xương vừng xuất hiện ở dưới đầu xương đốt bàn chân và phát triển viêm gọi là viêm xương vừng. Viêm xương vừng là một nguyên nhân phổ biến khác gây đau phần trước bàn chân và có thể phân biệt với đau xương đốt bàn chân do thực tế đau xương đốt bàn chân tập trung ở trên các đầu xương đốt bàn và không lan khi bệnh nhân chủ động gập các ngón chân như trong viêm xương vừng. Các cơ của khớp đốt bàn chân và các gân gắn của chúng dễ bị chấn thương, hao mòn và rách do hoạt động quá mức và hoặc sai tư thế, góp phần gây đau phần trước bàn chân. Các khối u nguyên phát và di căn của bàn chân cũng biểu hiện tình trạng tương tự như viêm khớp giữa bàn chân.

Cách điều trị hiệu quả cho bệnh đau xương đốt bàn chân

Quy trình thăm khám bệnh đau xương đốt bàn chân tại HTC

Tại HTC các bệnh nhân sẽ được thăm khám để xác định tình trạng, nguyên nhân gây bệnh cụ thể và điều trị phục hồi lấy lại khả năng vận động bình thường của khớp gối.

Bước 1: Hỏi bệnh. Các bác sĩ sẽ đưa ra các câu hỏi về tình trạng bệnh nhân gặp phải, thời điểm bị đau để đánh giá sơ lược tình trạng của bệnh nhân.

Bước 2: Thăm khám lâm sàng. Các bác sĩ sử dụng tay, các công cụ thăm khám, các nghiệm pháp trực tiếp trên cơ thể người bệnh để lượng giá tình trạng thực tế.

khám đau khớp gối ở đâu

Thăm khám lâm sàng cẩn thận giúp đưa ra chính xác bệnh lý, tiết kiệm chi phí không cần thiết cho người bệnh.

Bước 3: Chỉ định cận lâm sàng cần thiết. Phân tích kết quả. Đưa ra kết luận về bệnh lý, nguyên nhân gây đau.

Bước 4: Đưa ra phác đồ điều trị: Phương pháp, thời gian, kết quả sẽ đạt được. Chi phí điều trị sẽ được thông báo cụ thể và minh bạch.

Một trong các điểm mà bệnh nhân rất tin tưởng khi khám chữa tại HTC chính là tính minh bạch. Nói rõ kết quả sẽ đạt được và chịu trách nhiệm với những gì đã trao đổi vưới người bệnh. Chi phí toàn bộ liệu trình được thông báo trước, không phát sinh thêm các khoản khác.

99,9% hài lòng về dịch vụ tại Phòng khám HTC

Điều trị bệnh lý đau xương đốt bàn chân tại HTC như thế nào?

Sau khi khám bác sĩ đưa ra chẩn đoán, dựa vào đó chỉ định phác đồ điều trị cụ thể cho từng bệnh nhân. Nguyên tắc trong điều trị tại HTC là:

  • Không dùng thuốc
  • Không tiêm
  • Không phẫu thuật

Thông thường với bệnh lý này giai đoạn đầu mục tiêu điều trị là giúp bệnh nhân giảm đau, giảm viêm, giảm các triệu chứng khó chịu. Sau đó sẽ tiến hành giải quyết triệt để nguyên nhân gây bệnh, phục hồi để bệnh nhân lấy lại sức cơ và khả năng vận động bình thường. Cuối cùng là hướng dẫn các bài tập, chế độ dinh dưỡng tại nhà để bệnh nhân không bị tái phát bệnh.

điều trị đau khớp gối

Tỷ lệ bệnh nhân giới thiệu cao là minh chứng rõ nhất cho chất lượng phòng khám

HTC là sự lựa chọn thông thái của bạn

  • Phòng khám HTC được Sở Y Tế Hà Nội cấp phép hoạt động chính quy.
  • Phòng khám Sở hữu đội ngũ cố vấn, giáo sư, tiến sĩ bác sĩ tài năng, giàu kinh nghiệm trong khám chữa các bệnh xương khớp như: Bác sĩ Lê Văn Chiến, Bác sĩ Nguyễn Thùy Linh, Bác sĩ David Le, Thạc sĩ Nguyễn Thị Tiến….Bên cạnh đó là đội ngũ bác sĩ, kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm đến từ các trường đại học lớn như Đại học Y Hà Nội, Đại học kỹ thuật y tế Hải Dương, Học viện Y học cổ truyền Việt Nam đã mang lại chất lượng khám và điều trị tốt
  • Hệ thống trang thiết bị hiện đại giúp hiệu quả điều trị cao và rút ngắn thời gian.
  • Dịch vụ tân tâm, chuyên nghiệp, có trách nhiệm với người bệnh.
  • Chi phí minh bạch, hợp lý sẽ mang lại trải nghiệm tuyệt vời cho bạn.

chữa đau khớp gối ở đâu tốt

Bệnh nhân điều trị tại HTC chia sẻ

LIÊN HỆ NGAY 090.608.1010 ĐỂ NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ VÀ ĐẶT LỊCH HẸN.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *