Chạy bộ là môn thể dục được nhiều người lựa chọn để tập luyện. Bởi, nó không chỉ phù hợp với mọi lứa tuổi mà còn mang đến nhiều lợi ích sức khỏe, tốt cho tim mạch và cải thiện trí nhớ. Tuy nhiên, một số người sẽ gặp tình trạng đau đầu gối khi chạy bộ. Vậy nguyên nhân là gì? Xử trí nhanh như thế nào? Cách điều trị nào là tốt nhất. Hãy cùng HTC tìm hiểu qua bài viết sau:
Nguyên nhân gây đau đầu gối khi chạy bộ
Có nhiều nguyên nhân và bệnh lý khác nhau có thể gây đau đầu gối khi chạy bộ. Cụ thể các nguyên nhân thương bao gồm:
- Lạm dụng: Sử dụng đầu gối quá nhiều hoặc thực hiện các hoạt động như cúi đầu gối lặp lại thường xuyên hoặc thực hiện nhiều bài tập căng thẳng cao, như squat, kéo dài đầu gối không đúng cách để tăng sức mạnh, có thể kích thích các mô bên trong và xung quanh xương bánh chè.
- Chấn thương: Các chấn thương ở mắt cá chân, hông hoặc đầu gối đều có thể thay đổi cơ chế sinh học ở đầu gối. Điều này dẫn đến triệu chứng đau đầu gối khi chạy hoặc đi bộ.
- Va đập trực tiếp vào đầu gối: Tai nạn, té ngã hoặc các chấn thương tác động vào đầu gối đều có thể gây đau, cứng khớp gối và khó khăn khi di chuyển.
Đau đầu gối khi chạy bộ do rất nhiều nguyên nhân gây ra
- Cơ đùi yếu hoặc không cân đối: Cơ đùi là cơ ở phía trước của đùi, có nhiệm vụ cố định xương bánh chè khi đầu gối uốn cong hoặc căng giãn. Nếu các cơ đùi bị suy yếu hoặc chấn thương, có thể khiến xương bánh chè lệch khỏi vị trí khi di chuyển và gây đau.
- Thừa cân, béo phì: Trọng lượng cơ thể quá mức có thể dẫn đến mất cân đối ở đầu gối. Do đó, khi di chuyển, đi hoặc chạy bộ trong lượng chèn ép lên các khớp và dây thần kinh, gây áp lực gấp 1,5 lần trong lượng lên đầu gối, dẫn đến các cơn đau khớp gối.
- Giới tính: Phụ nữ thường có nguy cơ đau đầu gối khi chạy bộ cao hơn nam giới. Bởi vì phụ nữ có hông rộng hơn và khớp gối dễ bị ảnh hưởng hơn nam giới.
- Có vấn đề về bàn chân: Tình trạng đau này thường gặp ở những bệnh nhân có tật chân vòng kiềng và bàn chân bẹt mặc dù giày chạy bộ bị mòn cũng có liên quan đến sự phát triển của bệnh này.
Các bệnh lý liên quan đến đau đầu gối khi chạy bộ
- Lệch khớp: Là tình trạng xương từ hông đến mắt cá chân lệch khỏi vị trí ban đầu. Xương thường xuyên bị ảnh hưởng là xương bánh chè và có thể gây tác động đến các xương xung quanh. Khi chạy hoặc đi, xương bánh chè di chuyển không linh hoạt và dẫn đến các cơn đau đầu gối.
- Viêm gân bánh chè: Có thể dẫn đến các cơn đau ở phía trước đầu gối, bên dưới gối hoặc gây sưng ở đỉnh đầu gối. Cơn đau có thể nhẹ và chỉ cảm nhận được khi người bệnh di chuyển, chạy hoặc tập thể dục.
- Gãy xương bánh chè: Xương bánh chè là xương phụ trách các hoạt động uốn, co giãn và di chuyển. Do đó, khi chấn thương, nứt hoặc gãy xương bánh chè, có thể gây đau đầu gối khi chạy bộ, đi và khi thực hiện một số hoạt động.
- Thoái hóa khớp gối: Theo các chuyên gia, người bệnh thoái hóa khớp gối khi chạy bộ với cường độ cao có thể dẫn đến hào mòn nhanh hơn và gây ra các cơn đau. Các triệu chứng thoái hóa khớp gối khác có thể bao gồm cứng và đau khi ngồi xổm, đau khi leo cầu thang hoặc sau một thời gian không hoạt động.
- Hội chứng dải chậu chày : Dải chậu chày là một mảnh mô sợi dày bắt đầu ở hông, kéo dài dọc theo bên ngoài đùi và gắn vào đỉnh xương chày hoặc xương ống chân. Nếu dải chậu chày trở nên căng do căng thẳng hoặc lạm dụng quá mức, nó có thể cọ xát với xương gây viêm và đau.
>>>Nhận ngay gói ưu đãi Khám + Chữa bệnh giá chỉ 199K (không mất thêm phụ phí)
Cách xử lý nhanh và đúng hướng
- Tạm ngưng mọi hoạt động thể thao trong một thời gian đến khi hết bệnh mới chơi lại.
- Nếu đau dữ dội, người bệnh có thể chườm lạnh từ 10 – 15 phút để giảm đau nhức, có thể thực hiện từ 4 – 5 lần/ngày, mỗi lần nên cách nhau khoảng 2 tiếng để mang lại hiệu quả tốt nhất, đồng thời cần gác cao chân
- Kê cao chân để giảm áp tải lên đầu gối
- Không nên tự thực hiện xoa bóp, co duỗi với dầu nóng hay các loại thuốc gia truyền, vì có thể khiến tình trạng thêm trầm trọng và khó chữa trị hơn.
- Người bệnh nên đến ngay cơ sở khám chữa uy tín, sử dụng giải pháp phục hồi khoa học để các bác sĩ tiến hành thăm khám, chẩn đoán bệnh và điều trị kịp thời, tránh để lâu có thể phát sinh nhiều biến chứng, ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý.
Phương pháp điều trị đau đầu gối sau khi chạy bộ hiệu quả nhất
- Nếu đau gối sau khi chạy bộ do các yếu tố bên ngoài, bạn chỉ cần nghỉ ngơi, chườm đá sau khi tập khoảng 10 – 20 phút, các cơn đau sẽ thuyên giảm nhanh chóng. Tuy nhiên, nếu đây là một tổn thương liên quan đến dây chằng, sụn, xương ở gối, cơn đau kéo dài, ngày càng tăng hoặc cứng khớp, bạn nên đến gặp bác sĩ ngay lập tức. Việc xác định sớm nguyên nhân và có phương pháp điều trị kịp thời không chỉ ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm mà còn giúp rút ngắn thời gian phục hồi ở gối.
-
Và với bệnh lý này việc dùng thuốc hay tiêm không phải là phương án chính xác do nguy cơ tái phát rất cao. Tại HTC tất cả các giải pháp đưa ra đều dựa trên khoa học KHÔNG DÙNG THUỐC-KHÔNG TIÊM-KHÔNG PHẪU THUẬT. Mục tiêu điều trị là phục hồi hoàn toàn tự nhiên chứ không phải chỉ giảm triệu chứng. Chỉ có như vậy nguy cơ tái phát thấp và an toàn tuyệt đối cho bệnh nhân.
- HTC đã thành công trong việc chữa đau đầu gối khi chạy bộ, khôi phục chức năng vận động cho nhiều bệnh nhân, kể cả những trường hợp đã thất bại với các phương pháp chữa trị khác nhờ đội ngũ y bác sĩ giỏi, phương pháp độc quyền mang lại hiệu quả nhanh và bền vững, hệ thống trang thiết bị hiện đại, đặc biệt chi phí hợp lý chính là một điểm cộng sáng giá
- Liên hệ ngay 096.369.1010 hoặc 083.369.1010 để được tư vấn và đặt lịch thăm khám.