Đau bàn chân
Bàn chân là nền tảng của cơ thể, với hơn 7200 dây thần kinh, 2000 tuyến nội tiết cùng nhiều động mạch và tĩnh mạch quan trọng. Chính vì là bộ phận thường xuyên chịu nhiều áp lực trong tất cả các hoạt động của con người như đi đứng, vận động, nên bàn chân rất dễ gặp các cơn đau bàn chân nếu chúng ta không chăm sóc đúng cách.
Nguyên nhân gây đau bàn chân
Có nhiều nguyên nhân làm bàn chân đau: thế đứng không đúng làm sức nặng thân người đè lên một điểm lệch với trọng tâm ở chân hoặc do bị viêm, nhiễm trùng, bị bệnh thấp khớp, đau dây thần kinh hoặc nghẽn mạch máu. Đau bàn chân có thể còn do bị chấn thương, trật khớp…
Ngoài những trường hợp có thể chẩn đoán được, còn có một số khác chưa biết rõ nguyên nhân.
Đau bàn chân mãn tính có thể là dấu hiệu của bệnh gì?
Đau bàn chân mãn tính có thể là triệu chứng của các bệnh sau đây:
- Bệnh của mạch máu: viêm tắc động mạch, hội chứng Renaul (co mạch), u cuộn mạch… có thể phát hiện bằng siêu âm mạch máu hoặc chụp hình động mạch.
- Bệnh của dây thần kinh: viêm thần kinh ngoại biên, chèn ép các thần kinh (hội chứng đường hầm: Jogger’s foot, Tarsal tunnel syndrome), đau thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm… thường kèm với tê, di cảm, teo cơ… có thể phát hiện được trên đo điện cơ (EMG).
- Bệnh thuộc xương – khớp: viêm khớp (viêm khớp dạng thấp, viêm khớp gout, viêm khớp do quá tải…), thoái hóa khớp (mòn khớp: khớp bàn- ngón chân, khớp bàn – cổ chân), nứt xương do mỏi… cần xét nghiệm máu, chụp CT scan hoặc MRI để phát hiện.
- Bệnh gân cơ, dây chằng: đau do quá tải trên gân cơ, viêm cân gan chân…
Đau bàn chân khi nào cần đi khám?
Bạn nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt nếu gặp phải một trong những dấu hiệu sau:
- Cơn đau dai dẳng không cải thiện sau vài tuần.
- Bàn chân bị sưng tấy không thuyên giảm từ 2 đến 5 ngày, không thể đi bộ hoặc chân khó đứng vững sau khi bị chấn thương.
- Cảm thấy ngứa ran, tê hoặc đau rát – đặc biệt là ở phần lòng bàn chân.
- Vị trí đau chân có vết thương hở hoặc vết thương đang chảy mủ.
- Xuất hiện các dấu hiệu nhiễm trùng, chẳng hạn như mẩn đỏ, ấm hoặc đau bàn chân kèm theo sốt.
Chẩn đoán đau xương bàn chân bằng cách nào?
Để xác định được phương pháp điều trị phù hợp, các bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán tình trạng đau bàn chân bằng cách:
- Dựa trên các triệu chứng mà bạn gặp phải hoặc khám lâm sàng.
- Thực hiện các bài kiểm tra cơ bản như: Giữ hoặc di chuyển bàn chân và mắt cá chân để chống lại lực cản hay bạn cũng có thể được yêu cầu đứng, đi bộ, chạy.
- Chụp X-quang, chụp cộng hưởng từ MRI để kiểm tra chân, nhằm xác định xem có bị gãy xương chân hay bất cứ vấn đề nào khác.
- Xét nghiệm máu có thể được chỉ định để loại trừ các bệnh toàn thân như viêm khớp dạng thấp, bệnh gút hoặc tiểu đường.
Thao tác khám trực tiếp trên bệnh nhân của bác sĩ (Khám lâm sàng) rất quan trọng, giúp bạn được điều trị tốt nhất nhưng chi phí bỏ ra thấp nhất.
Điều trị đau bàn chân có những cách nào?
Để điều trị đau xương bàn chân, người bệnh có thể áp dụng một số cách như sau:
Nghỉ ngơi: Hãy để bàn chân được nghỉ ngơi, tránh vận động quá mạnh cho đến khi cơn đau giảm hẳn. Sau đó, bạn áp dụng dần dần các bài tập nhẹ nhàng tại chỗ cho chân như đi bộ, đi bước nhỏ…
Massage bàn chân: Đây là một trong những cách giúp giảm đau bàn chân mà bạn nên thực hiện mỗi ngày. Việc massage sẽ giúp máu được lưu thông đến các khớp tốt hơn, giúp đôi chân được hoạt động linh hoạt, giảm đau khớp ở bàn chân.
Chườm lạnh: Cách này có thể làm giảm chứng viêm gây đau nhức ở bàn chân. Theo đó, bạn đổ đầy đá vào túi nhựa rồi áp lên khu vực bị đau trong khoảng 20 phút, thực hiện đều đặn 2 – 3 lần mỗi ngày.
Sử dụng thuốc giảm đau
Một số loại thuốc không kê đơn có thể giúp giảm viêm, đau mà bạn có thể thử là acetaminophen, ibuprofen và naproxen sodium. Tuy việc sử dụng thuốc có thể giúp giảm cơn đau nhanh chóng nhưng tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ không mong muốn cho cơ quan nội tạng như suy thận, suy gan, đau dạ dày…
Phương pháp SCCMT độc quyền tại SCC – Giải pháp mới đem đến hiệu quả đột phá cho người bị đau bàn chân.
Phương pháp SCCMT là sự kết tinh của y học cổ truyền Việt Nam và y học hiện đại phương tây. Phương pháp này tập trung vào giải quyết nguyên nhân gốc rễ gây bệnh. Khắc phục nhược điểm của các phương pháp hiện nay.
Ưu điểm của phương pháp
- Điều trị hiệu quả cao, lâu dài
- Không có tác dụng phụ
- Giảm đau, giảm viêm nhanh chóng và lấy lại tầm biên độ khớp bình thường
- Triệu chứng giảm là bệnh khỏi chứ không phải do hóa chất
- Tiết kiệm thời gian, không cần nằm viện
- Xử lý được nhiều trường hợp nặng, không chữa khỏi được bằng các phương pháp phổ biến hiện nay
- Là phương pháp đảm bảo bạn có thể chơi thể thao bình thường sau quá trình điều trị
Kết thúc liệu trình điều trị hiệu quả tới 98,8%. Chi phí điều trị phù hợp với bất kỳ đối tượng hay ngành nghề nào.
Lưu ý: Hiện nay phương pháp này chỉ có tại Phòng khám SCC – Số 10 Lê Quý Đôn, Hai Bà Trưng, Hà Nội. Vì sức khỏe của chính mình, bạn hãy đến đúng địa chỉ !!!
Tại sao điều trị tại SCC là sự lựa chọn thông thái của bạn?
- SCC sở hữu đội ngũ giáo sư, tiến sĩ bác sĩ hàng đầu thế giới và Việt Nam về điều trị bệnh cơ xương khớp như: Tiến sĩ bác sĩ David Le, Bác sĩ Lê Văn Chiến, BSCKII Nguyễn Thị Lan, Bác sĩ Trịnh Thị Chiên…các bác sĩ đều có kinh nghiệm làm việc nhiều năm, chuyên môn giỏi và được Bộ Y Tế cấp phép.
- Hệ thống trang thiết bị hiện đại 100% nhập khẩu từ Châu Âu: Giường nắn chỉnh Chiropractic, Chiropractic Adjusting Tool,Triton DTS Package – Máy kéo giãn, giảm áp cột sống không phẫu thuật, Máy điện xung trị liệu BTL 6000, Máy xung kích ( Shockwave) BTL 6000, Máy điều trị cơ Theragun, Máy siêu âm trị liệu BTL 6000, Máy massage G5….
- Chi phí minh bạch, phù hợp với tất cả mọi đối tượng
- Đặc biệt chúng tôi đề cao TRÁCH NHIỆM với từng người bệnh. Khi bác sĩ khám sẽ trao đổi cụ thể về kết quả đạt được sau điều trị và chúng tôi cam kết với những gì mình nói.
- Dịch vụ tận tâm, thân thiện, chu đáo. Cơ sở vật chất khang trang, sạch sẽ chắc chắn sẽ đem đến sự hài lòng cho bạn.