Chứng đầu gối Jumper-Dấu hiệu, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả

Hội chứng lâm sàng

Chứng đầu gối Jumper có biểu hiện đau ở cực trên và dưới của xương bánh chè. Bệnh xảy ra khoảng 20% ở các vận động viên có hoạt động nhảy thường xuyên do tính chất nghề nghiệp. Beejnhcos thể ảnh hưởng đến một hoặc cả hai đầu gối, tỉ lệ nam giới gấp 2 lần nữ giới trong trường hợp chỉ đau một bên gối. Đầu gối Jumper thường là kết quả của việc sử dụng quá mức hoặc sử dụng sai khớp gối do chạy, nhảy hoặc luyện tập quá nhiều trên bề mặt cứng hoặc do các chấn thương trực tiếp lên gân cơ tứ đầu đùi hoặc gân bánh chè, ví dụ do bị đá hoặc đánh trong khi chơi bóng đá hay quyền anh.

Chứng đầu gối Jumper có biểu hiện đau ở cực trên và dưới của xương bánh chè

Gân có tứ đầu đùi được tạo nên bởi các sợi gân của 4 cơ cấu thành nên cơ tứ đầu đùi, bao gồm: cơ rộng ngoài, cơ rộng trong, cơ rộng giữa và cơ thẳng đùi. Các cơ này là các cơ duỗi chính của chi dưới tại khớp gối. Các gân của các cơ này hội tụ lại và hợp thành một gân rất khỏe. Các chức năng của xương bánh chè giống như một xương vừng nằm trong gân cơ tứ đầu đùi, các sợi gân mở rộng xung quanh xương bánh chè và tạo thành mạc giữ xương bánh chè trong và ngoài, giúp tăng độ chắc khỏe cho khớp gối.

Gân bánh chè kéo dài từ xương bánh chè đến lồi củ chày. Yếu và giảm tính linh hoạt của cơ tứ đầu đùi và cơ gân khoeo, các dị tật giải phẫu đầu gối bẩm sinh (ví dụ xương bánh chè nằm quá thấp hay quá cao) và độ dài chi dưới quá chênh lệch nhau cũng là yếu tố nguy cơ để phát triển viêm gân bánh chè. Các nhà nghiên cứu đã đưa ra rằng sự co mạnh bất thường của cơ tứ đầu để tăng cường cho khớp gối khi tiếp đất là yếu tố gây phát triển bệnh chứ không phải do nhảy.

Dấu hiệu và triệu chứng

Các bệnh nhân bị chứng đầu gối Jumper biểu hiện đau ở cực trên hoặc cực dưới ( hoặc cả 2 cực) của xương bánh chè. Tổn thương có thể ảnh hưởng đến cả bờ trong và ngoài của cả gân tứ đầu đùi và gân bánh chè. Bệnh nhân tăng đau khi đi xuống dốc hoặc khi xuống cầu thang. Các hoạt động sử dụng đầu gối, đặc biệt là nhảy khiến đau trầm trọng hơn, nghỉ ngơi hoặc chườm ấm giúp giảm đau. Đau nhức liên tục và có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của bệnh nhân.

Khi thăm khám lâm sàng có thể thấy nhạy cảm đau trên gân cơ tứ đầu đùi hoặc gân bánh chè (hoặc cả hai), có thể tràn dịch khớp. Các cử động chống lại sự duỗi khớp gối làm đau tái phát. Các bệnh lí đi kèm như viêm bao hoạt dịch trên và dưới xương bánh chè, viêm gân, viêm khớp hay trẹo trong đầu gối có thể gây nhầm lẫn trong bệnh cảnh lâm sàng sau chấn thương đầu gối.

Cận lâm sàng

Chụp cộng hưởng từ được chỉ định cho tất cả các bệnh nhân có biểu hiện đau đầu gối. Ngoài ra, MRI khớp gối được chỉ định khi nghi ngờ viêm gân bánh chè, bởi vì phương pháp chẩn đoán này cho hình ảnh rõ nét về gân cơ tứ đầu đùi hoặc gân bánh chè. Siêu âm cũng có thể cung cấp những thông tin hữu ích liên quan đến mạch máu và toàn vẹn của gân cơ tứ đầu hy gân bánh chè. Chụp cắt lớp xương có thể hữu ích để phát hiện các gãy xương do mỏi trong khớp, đặc biệt nếu có tiền sử chấn thương. Dựa vào lâm sàng để chỉ định thêm xét nghiệm như: tổng phân tích tế bào máu, tốc độ máu lắng và xét nghiệm kháng thể kháng nhân.

Chẩn đoán phân biệt

Đầu gối Jumper là một rối loạn do căng lặp đi lặp lại gây thoái hoá gân cơ tứ đầu đùi và gân bánh chè, và là 1 thực thể lâm sàng khác biệt với viêm các gân này hoặc hội chứng giãn cơ tứ đầu, các bệnh lý này có thể cùng tồn tại với tổn thương đầu gối Jumper và gây nhầm lẫn về mặt lâm sàng.

Hội chứng giãn cơ tứ đầu thường ưu tiên xảy ra ở mặt trong của cực trên xương bánh chè. Gân tứ đầu cũng dễ bị viêm gân canxi hoá cấp tính, một bệnh lý có thể đi kèm với các chấn thương do căng cấp tính và các thay đổi mạn tính hơn của Hội chứng đầu gối Jumper. Viêm gân cơ tứ đầu đùi canxi hoá có hình ảnh đặc trưng trên X-quang là có ria ở phía trước trên xương bánh chè. Túi hoạt dịch trên, dưới, trước xương bánh chè cũng có thể bị viêm và gây giảm chức năng của gân cơ tứ đầu.

Cách điều trị chứng đầu gối Jumper hiệu quả

Quy trình thăm khám chứng đầu gối Jumper tại HTC

Tại HTC các bệnh nhân sẽ được thăm khám để xác định tình trạng, nguyên nhân gây bệnh cụ thể và điều trị phục hồi lấy lại khả năng vận động bình thường của khớp gối.

Bước 1: Hỏi bệnh. Các bác sĩ sẽ đưa ra các câu hỏi về tình trạng bệnh nhân gặp phải, thời điểm bị đau để đánh giá sơ lược tình trạng của bệnh nhân.

Bước 2: Thăm khám lâm sàng. Các bác sĩ sử dụng tay, các công cụ thăm khám, các nghiệm pháp trực tiếp trên cơ thể người bệnh để lượng giá tình trạng thực tế.

khám đau khớp gối ở đâu

Thăm khám lâm sàng cẩn thận giúp đưa ra chính xác bệnh lý, tiết kiệm chi phí không cần thiết cho người bệnh.

Bước 3: Chỉ định cận lâm sàng cần thiết. Phân tích kết quả. Đưa ra kết luận về bệnh lý, nguyên nhân gây đau.

Bước 4: Đưa ra phác đồ điều trị: Phương pháp, thời gian, kết quả sẽ đạt được. Chi phí điều trị sẽ được thông báo cụ thể và minh bạch.

Một trong các điểm mà bệnh nhân rất tin tưởng khi khám chữa tại HTC chính là tính minh bạch. Nói rõ kết quả sẽ đạt được và chịu trách nhiệm với những gì đã trao đổi vưới người bệnh. Chi phí toàn bộ liệu trình được thông báo trước, không phát sinh thêm các khoản khác.

99,9% hài lòng về dịch vụ tại Phòng khám HTC

Điều trị bệnh lý chứng đầu gối Jumper tại HTC như thế nào?

Sau khi khám bác sĩ đưa ra chẩn đoán, dựa vào đó chỉ định phác đồ điều trị cụ thể cho từng bệnh nhân. Nguyên tắc trong điều trị tại HTC là:

  • Không dùng thuốc
  • Không tiêm
  • Không phẫu thuật

Thông thường với bệnh lý này giai đoạn đầu mục tiêu điều trị là giúp bệnh nhân giảm đau, giảm viêm, giảm các triệu chứng khó chịu. Sau đó sẽ tiến hành giải quyết triệt để nguyên nhân gây bệnh, phục hồi để bệnh nhân lấy lại sức cơ và khả năng vận động bình thường. Cuối cùng là hướng dẫn các bài tập, chế độ dinh dưỡng tại nhà để bệnh nhân không bị tái phát bệnh.

điều trị đau khớp gối

Tỷ lệ bệnh nhân giới thiệu cao là minh chứng rõ nhất cho chất lượng phòng khám

HTC là sự lựa chọn thông thái của bạn

  • Phòng khám HTC được Sở Y Tế Hà Nội cấp phép hoạt động chính quy.
  • Phòng khám Sở hữu đội ngũ cố vấn, giáo sư, tiến sĩ bác sĩ tài năng, giàu kinh nghiệm trong khám chữa các bệnh xương khớp như: Bác sĩ Lê Văn Chiến, Bác sĩ Nguyễn Thùy Linh, Bác sĩ David Le, Thạc sĩ Nguyễn Thị Tiến….Bên cạnh đó là đội ngũ bác sĩ, kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm đến từ các trường đại học lớn như Đại học Y Hà Nội, Đại học kỹ thuật y tế Hải Dương, Học viện Y học cổ truyền Việt Nam đã mang lại chất lượng khám và điều trị tốt
  • Hệ thống trang thiết bị hiện đại giúp hiệu quả điều trị cao và rút ngắn thời gian.
  • Dịch vụ tân tâm, chuyên nghiệp, có trách nhiệm với người bệnh.
  • Chi phí minh bạch, hợp lý sẽ mang lại trải nghiệm tuyệt vời cho bạn.

chữa đau khớp gối ở đâu tốt

Bệnh nhân điều trị tại HTC chia sẻ

LIÊN HỆ NGAY 090.608.1010 ĐỂ NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ VÀ ĐẶT LỊCH HẸN.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *