Các giai đoạn thoát vị đĩa đệm đặc biệt cần lưu ý

Đĩa đệm là phần nằm giữa các đốt sống, xung quanh là lớp vỏ, ở giữa là nhân nhầy. Đĩa đệm có tác dụng chịu áp lực do cột sống đè lên, tạo sự mềm dẻo cho cột sống. Thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy thoát ra khỏi vị trí bình thường của vòng xơ. Các giai đoạn thoát vị đĩa đệm phụ thuộc vào mức độ tổn thương và các biểu hiện liên quan. Nhận biết các giai đoạn của bệnh là rất cần thiết giúp hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa các biến chứng liên quan.

4 giai đoạn của bệnh thoát vị đĩa đệm

giai đoạn thoát vị đĩa đệm

Bệnh được chia làm 4 giai đoạn chính

Giống như nhiều bệnh lý khác, thoát vị đĩa đệm cũng tiến triển qua những giai đoạn từ nhẹ cho đến nặng. Phụ thuộc vào tình trạng của đĩa đệm, bệnh thường được phân chia thành 4 giai đoạn chính như sau:

Giai đoạn 1: Phình đĩa đệm

Phình đĩa đệm là tình trạng đĩa đệm bị phình to ra dẫn đến chức năng đĩa đệm bị suy giảm, tùy vào từng trường hợp mức độ tổn thương đĩa đệm sẽ khác nhau.

Phình đĩa đệm là dấu hiệu đầu tiên nhận thấy ở người bệnh thoát vị đĩa đệm. Nếu không được điều trị đúng cách trong giai đoạn này bệnh có thể gây ra các cơn đau từ nhẹ cho đến nặng.

Đĩa đệm bị phình to có thể gây ảnh hưởng đến rễ thần kinh dẫn đến đau dây thần kinh. Bệnh nhân thường khó phát hiện do những cơn đau không liên tục, cơn đau không rõ ràng nên rất dễ nhầm lẫn với đau lưng thông thường

Giai đoạn 2: Lồi đĩa đệm

Lồi đĩa đệm là giai đoạn thứ 2 của bệnh thoát vị đĩa đệm. Lồi đĩa đệm có thể ảnh hưởng từ một hoặc nhiều đĩa đệm cùng lúc. Lồi đĩa đệm có thể ảnh hưởng ở bất cứ vị trí nào của cột sống, từ cổ đến lưng dưới. Tuy nhiên, tình trạng này thường phổ biến ở bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng.

Giai đoạn này bệnh nhân có thể cảm thấy đau lưng cục bộ, cá biệt một số bệnh nhân có thể cảm nhận đã có sự chèn ép thần kinh nên có thể gặp phải những cơn đau dữ dội. Cơn đau ở lồi đĩa đệm có thể bắt đầu ở khu vực lưng dưới và lan tỏa đến hai chân. Nhân nhầy nhô ra ngoài càng nhiều, cơn đau càng có xu hướng ảnh hưởng nghiêm trọng đến chân. Nếu không được điều trị cải thiện, người bệnh có thể gặp tình trạng nghiêng hẳn về bên trái hoặc bên phải.

Giai đoạn 3: Thoát vị đĩa đệm thực thụ

Trong giai đoạn này, bao xơ đã bị rách hoàn toàn, nhân nhầy và các tổ chức khác thoát ra ngoài nhưng vẫn là một khối liên kết với nhau, chúng chèn ép vào thần kinh làm cho các triệu chứng trở nên rõ ràng như đau dữ dội, tê bì, nhói, chuột rút, mệt mỏi, hạn chế vận động. Lúc này, các dấu hiệu thoát vị đĩa đệm trở nên rõ ràng và có thể gây ảnh hưởng trực tiếp khả năng vận động hoặc các hoạt động hàng ngày của người bệnh.

Thoát vị thực thụ là giai đoạn tương đối nguy hiểm trong các giai đoạn của bệnh thoát vị đĩa đệm. Nếu không điều trị phù hợp có thể dẫn đến các tổn thương thần kinh vĩnh viễn không thể phục hồi.

Giai đoạn 4: Thoát vị đĩa đệm có mảnh rời

Là giai đoạn nguy hiểm nhất của bệnh, tình trạng nhân nhầy trong đĩa đệm không chỉ bị thoát ra ngoài mà còn bị tách rời ra khỏi phần đĩa đệm. Nhân nhầy thoát ra ngoài gây chèn ép tủy sống, chèn ép rễ thần kinh khiến bệnh nhân sẽ gặp phải những cơn đau đơn dữ dội và thường xuyên, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến teo cơ, liệt cơ, mất chức năng kiểm soát đi tiểu, đại tiện, mất khả năng vận động, có thể tàn phế.

Thoát vị đĩa đệm sẽ trải qua 4 giai đoạn, các giai đoạn sẽ có những đặc điểm và mức độ ảnh hưởng khác nhau. Người bệnh thường bỏ qua các giai đoạn vàng để điều trị hoặc điều trị bằng các giải pháp không đem lại hiệu quả tốt. Vì vậy, việc phát hiện sớm bệnh thoát vị đĩa đệm không chỉ giúp nâng cao hiệu quả mà còn giúp giảm chi phí trong điều trị.

Những biện pháp phòng ngừa thoát vị đĩa đệm

Bạn có thể thực hiện những gợi ý sau để ngăn ngừa thoát vị đĩa đệm:

  • Tập thể dục thường xuyên. Tăng cường sức mạnh của cơ bắp giúp ổn định và hỗ trợ cột sống.
  • Giữ tư thế đúng khi ngồi, đi, vận động. Tư thế đúng sẽ làm giảm áp lực lên cột sống và các đĩa đệm. Hãy giữ lưng thẳng, không nghiêng vẹo, nhất là khi ngồi trong thời gian dài. Khi nâng vật nặng, hãy ngồi xuống và nâng lên từ từ, không cúi người, cong lưng khi nâng vật nặng.
  • Duy trì cân nặng khỏe mạnh. Thừa cân có thể gây nhiều áp lực lên cột sống và đĩa đệm, khiến thoát vị dễ xảy ra hơn.
  • Bỏ hút thuốc. Không sử dụng bất kỳ sản phẩm thuốc lá nào, bao gồm thuốc lá điện tử.

Điều trị thoát vị đĩa đệm hiệu quả

Thoát vị đĩa đệm nội xốp nếu không được điều trị sớm sẽ dẫn đến đau lưng mãn tính, cùng nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Người bệnh cần được thăm khám và phát hiện sớm để việc điều trị mang lại hiệu quả cao nhất.

Quy trình thăm khám thoát vị đĩa đệm tại HTC

Tại HTC các bệnh nhân sẽ được thăm khám để xác định tình trạng, nguyên nhân gây bệnh cụ thể và điều trị phục hồi lấy lại khả năng vận động bình thường của khớp gối.

Bước 1: Hỏi bệnh. Các bác sĩ sẽ đưa ra các câu hỏi về tình trạng bệnh nhân gặp phải, thời điểm bị đau để đánh giá sơ lược tình trạng của bệnh nhân.

Bước 2: Thăm khám lâm sàng. Các bác sĩ sử dụng tay, các công cụ thăm khám, các nghiệm pháp trực tiếp trên cơ thể người bệnh để lượng giá tình trạng thực tế.

khám đau khớp gối ở đâu

Thăm khám lâm sàng cẩn thận giúp đưa ra chính xác bệnh lý, tiết kiệm chi phí không cần thiết cho người bệnh.

Bước 3: Chỉ định cận lâm sàng cần thiết. Phân tích kết quả. Đưa ra kết luận về bệnh lý, nguyên nhân gây đau.

Bước 4: Đưa ra phác đồ điều trị: Phương pháp, thời gian, kết quả sẽ đạt được. Chi phí điều trị sẽ được thông báo cụ thể và minh bạch.

Một trong các điểm mà bệnh nhân rất tin tưởng khi khám chữa tại HTC chính là tính minh bạch. Nói rõ kết quả sẽ đạt được và chịu trách nhiệm với những gì đã trao đổi vưới người bệnh. Chi phí toàn bộ liệu trình được thông báo trước, không phát sinh thêm các khoản khác.

99,9% hài lòng về dịch vụ tại Phòng khám HTC

Điều trị bệnh lý thoát vị đĩa đệm tại HTC như thế nào?

Sau khi khám bác sĩ đưa ra chẩn đoán, dựa vào đó chỉ định phác đồ điều trị cụ thể cho từng bệnh nhân. Nguyên tắc trong điều trị tại HTC là:

  • Không dùng thuốc
  • Không tiêm
  • Không phẫu thuật

Thông thường với bệnh lý này giai đoạn đầu mục tiêu điều trị là giúp bệnh nhân giảm đau, giảm viêm, giảm các triệu chứng khó chịu. Sau đó sẽ tiến hành giải quyết triệt để nguyên nhân gây bệnh, phục hồi để bệnh nhân lấy lại sức cơ và khả năng vận động bình thường. Cuối cùng là hướng dẫn các bài tập, chế độ dinh dưỡng tại nhà để bệnh nhân không bị tái phát bệnh.

điều trị đau khớp gối

Tỷ lệ bệnh nhân giới thiệu cao là minh chứng rõ nhất cho chất lượng phòng khám

HTC là sự lựa chọn thông thái của bạn

  • Phòng khám HTC được Sở Y Tế Hà Nội cấp phép hoạt động chính quy.
  • Phòng khám Sở hữu đội ngũ cố vấn, giáo sư, tiến sĩ bác sĩ tài năng, giàu kinh nghiệm trong khám chữa các bệnh xương khớp như: Bác sĩ Lê Văn Chiến, Bác sĩ Nguyễn Thùy Linh, Bác sĩ David Le, Thạc sĩ Nguyễn Thị Tiến….Bên cạnh đó là đội ngũ bác sĩ, kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm đến từ các trường đại học lớn như Đại học Y Hà Nội, Đại học kỹ thuật y tế Hải Dương, Học viện Y học cổ truyền Việt Nam đã mang lại chất lượng khám và điều trị tốt
  • Hệ thống trang thiết bị hiện đại giúp hiệu quả điều trị cao và rút ngắn thời gian.
  • Dịch vụ tân tâm, chuyên nghiệp, có trách nhiệm với người bệnh.
  • Chi phí minh bạch, hợp lý sẽ mang lại trải nghiệm tuyệt vời cho bạn.

chữa đau khớp gối ở đâu tốt

Bệnh nhân điều trị tại HTC chia sẻ

LIÊN HỆ NGAY 090.608.1010 ĐỂ NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ VÀ ĐẶT LỊCH HẸN.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *