Bệnh trĩ ngoại xuất hiện ở ngoài hậu môn, so với bệnh trĩ nội thì bệnh trĩ ngoại dễ phát hiện, dễ điều trị hơn. Tuy nhiên, với tâm lý xấu hổ vì bệnh tế nhị và chủ quan trĩ ngoại càng ngày trở nên phổ biến, dễ mắc và dễ tái phát hơn cả. Khi để trĩ nặng sẽ gây đau đớn khổ sở cho người bệnh mà việc điều trị cũng phức tạp hơn ở giai đoạn sớm rất nhiều.
Bệnh trĩ ngoại là gì?
Bệnh trĩ ngoại là trường hợp các tĩnh mạch trực tràng phía dưới đường lược bị phồng lên quá mức hình thành các búi trĩ xơ cứng, lòi ra ngoài ống hậu môn gây viêm nhiễm. Khác với trĩ nội, bệnh nhân mắc trĩ ngoại thường bị lòi các búi trĩ ngay trong giai đoạn đầu của bệnh. Bệnh trĩ ngoại tuy không quá nguy hiểm tới sức khỏe nhưng lại khiến người bệnh luôn có cảm giác khó chịu, vướng víu do ảnh hưởng của các búi trĩ khiến các hoạt động sinh hoạt trở nên khó khăn.
Nguyên nhân gây bệnh trĩ ngoại
Theo các chuyên gia, có rất nhiều nguyên nhân gây nên bệnh trĩ ngoại. Sau đây là một số nguyên nhân chính gây bệnh.
Chế độ ăn uống
Ăn uống không khoa học cũng là nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh trĩ ngoại. Tình trạng ăn nhiều đồ chiên rán, nhiều dầu mỡ và ít ăn các thực phẩm giàu chất xơ như rau củ quả, uống ít nước… Với chế độ ăn uống thiếu hợp lý như vậy đã gây ra bệnh trĩ ngoại.
Thói quen sinh hoạt
Trĩ ngoại còn được gây ra bởi những thói quen sinh hoạt trong cuộc sống. Trong đó phải kể đến những thói quen xấu sau: rặn khi đi đại tiện, quan hệ tình dục qua đường hậu môn, thói quen ngồi lâu, đứng nhiều và lười vận động… đây cũng chính là cơ sở hình thành nên bệnh trĩ ngoại.
Bị táo bón
Đây có thể xem là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh trĩ ngoại. Nếu người bệnh thường xuyên đi táo bón, nhưng lại không điều trị và tình trạng này cũng không được cải thiện trong thời gian dài. Chính điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh trĩ hình thành, trong đó có trĩ ngoại.
Do đặc thù công việc
Rất nhiều người gặp phải bệnh trĩ ngoại với nguyên nhân là đặc thù công việc. Nghĩa là công việc hiện tại của nhiều người đòi hỏi họ phải đứng lâu, ngồi nhiều, thường xuyên mang vác vật nặng. Những đối tượng có đặc thù công việc này bao gồm: dân văn phòng, công nhân trong các nhà máy…
>> Tham khảo nguyên nhân gây bệnh trĩ thường gặp nhất
Tuổi cao
Với những người tuổi từ trên 60 sẽ có 70% nguy cơ bị bệnh trĩ. Tuổi cao sẽ có sự đàn hồi cơ vòng kém, khiến tĩnh mạch không được co dãn bình thường, rất dễ bị sa xuống hậu môn, gây nên tình trạng táo bón và các bệnh về trĩ.
Phụ nữ mang thai
Thêm một đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh trĩ ngoại đó là phụ nữ mang thai. Bởi những áp lực mà vùng hậu môn của nữ giới sẽ gặp phải khi mang thai là vô cùng lớn.
Do mắc các bệnh lý
Những bệnh về hệ tiêu hóa, viêm nhiễm trực tràng… cũng được xem là nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ ngoại ở nhiều người.
Các nguyên nhân khác
Ngoài ra, các nguyên nhân bị bệnh trĩ ngoại còn có thể do: tình trạng căng thẳng áp lực, thường xuyên làm việc khuya, giờ giấc sinh hoạt bị xáo trộn, nhịn đi đại tiện…
Triệu chứng bệnh trĩ ngoại
Khác với trĩ nội, bệnh trĩ ngoại có nhiều triệu chứng cũng như dấu hiệu nhận biết đặc trưng ngay từ giai đoạn đầu tiên khi bệnh khởi phát.
Đi ngoài ra máu
Đi ngoài ra máu, thường là máu đỏ tươi – là triệu chứng thường gặp nhất của bệnh mà nhiều người dễ nhận biết nhất. Ở giai đoạn đầu, người bệnh chỉ nhận biết được khi đi vệ sinh mà có máu dính ở trên giấy. Nếu để lâu hiện tượng ra máu này sẽ nghiêm trọng hơn, đến giai đoạn nặng máu có thể chảy thành giọt, thành tia. Một số trường hợp bệnh nhân trĩ ngoại thiếu máu nặng do chảy máu dẫn đến da xanh hoặc vàng, chóng mặt khi ngồi xuống đứng lên. Thiếu máu nặng có thể làm bệnh nhân hạn chế gắng sức, nhanh mệt.
Đau rát hậu môn
Trĩ ngoại rất dễ gây đau rát, việc thường xuyên táo bón khi mắc bệnh trĩ ngoại, đã làm cho phần hậu môn có thể bị trầy xước. Bệnh nhân có thể chỉ hơi đau rát, khó chịu và có cảm giác hơi nóng bỏng vùng hậu môn. Ở giai đoạn đầu, cảm giác này thường thấy sau một đợt ăn nhậu hoặc ăn cay nóng nhiều, sau đó điều chỉnh chế độ ăn uống sinh hoạt sẽ tự khỏi.
>> Tham khảo triệu chứng điển hình của bệnh trĩ
Xuất hiện dịch nhầy chảy ra từ hậu môn
Khi bệnh ở giai đoạn nặng, hậu môn người bệnh trĩ ngoại còn xuất hiện dịch nhầy. Hậu môn chảy dịch khiến cho người bệnh luôn cảm thấy ướt át, khó chịu, đôi khi còn kèm theo mùi hôi.
Có khối thịt thừa ở phần hậu môn
Không giống như trĩ nội, các khối thịt thừa hay còn gọi là búi trĩ được hình thành ngay bên ngoài phần hậu môn. Điều này khiến cho người bệnh cảm thấy mọi sinh hoạt trở nên khó khăn và bất tiện. Các búi trĩ này nếu không được điều trị sớm, lâu dẫn nó sẽ to ra và chắn ngang hậu môn gây tắc nghẹt.
Đi ngoài thấy búi trĩ sa ra ngoài hậu môn
Búi trĩ có thể tự động thụt lên hoặc phải dùng tay đẩy lên hoặc không thể đẩy vào bên trong ống hậu môn. Trĩ sa sẽ khiến người bệnh cảm thấy khó chịu khi đi đứng và làm việc nặng, trong khi đó, khi trĩ phát triển nặng hơn khiến bệnh nhân vô cùng bất tiện trong các hoạt động hằng ngày.
Điều trị bệnh trĩ cam kết khỏi 100% tại phòng khám SCC
- Sau điều trị bệnh nhân khỏi hoàn toàn.
- Búi trĩ teo và rụng đi, hậu môn trở về bình thường.
- Tỷ lệ tái phát gần như bằng không.
- Cam kết bảo hành 7 năm sau điều trị, nếu tái phát trong thời gian trên sẽ điều trị hoàn toàn miễn phí.
- Không phải phẫu thuật, nằm viện, chỉ cần đến phòng khám điều trị 1 đến 3 lần.
- Có đội ngũ y bác sĩ đồng hành trong suốt thời gian điều trị cũng như sau khi điều trị khỏi.
- Ít đau đớn, bệnh nhân có thể đi làm ngay ngày hôm sau.
- Không có tác dụng phụ và biến chứng sau điều trị.
- Phù hợp với tất cả các loại trĩ, các mức độ nặng nhẹ khác nhau.