Chế độ ăn uống khoa học đúng cách là rất cần thiết đối với người bệnh trĩ. Giúp bệnh mau chóng được chữa khỏi hơn, đồng thời còn giúp tăng cường sức đề kháng và ngăn ngừa được nguy cơ bệnh tái phát. Vậy người bệnh trĩ nên ăn gì để giúp hạn chế bệnh phát triển và nhanh khỏi hơn?
Người mắc bệnh trĩ nên ăn gì?
Bệnh trĩ có quan hệ nhân quả với hệ tiêu hóa và tất cả các hệ thống trong cơ thể nên cần phối hợp dinh dưỡng đúng cách để điều trị toàn diện.
Thực phẩm giàu chất xơ
Việc bổ sung đầy đủ chất xơ khi bị trĩ là điều vô cùng quan trọng và thiết yếu. Bởi chất xơ tham gia đóng vai trò dự trữ nước trong đường ruột, giúp chất thải được mềm và bở ra. Do đó nó sẽ được tống ra bên ngoài một cách dễ dàng và khiến bệnh nhân cảm thấy người bệnh cảm thấy dễ chịu khi đại tiện. Chính bởi chất xơ đóng vai trò cần thiết đối với cơ thể nên dù không bị táo bón hay trĩ, chúng ta cũng nên sử dụng thường xuyên.
Những thực phẩm cung cấp nhiều chất xơ như đậu phụ, ngũ cốc, rau củ quả nhiều chất xơ như ngô, lê, táo, đu đủ, mâm xôi, bí ngô, cam, quýt, dâu tây, chuối, bơ, bông cải xanh, cải bắp…
Thực phẩm giàu chất sắt
Việc đại tiện ra máu trong thời gian dài sẽ khiến người bị trĩ có nguy cơ thiếu máu. Để bù lại lượng máu đã mất hoặc muốn ngăn ngừa tình trạng thiếu máu, người bệnh nên ăn nhiều thực phẩm giàu sắt. Chất sắt sẽ là trợ thủ đắc lực giải quyết vấn đề này, bổ sung máu cho cơ thể người bệnh.
Những thực phẩm bổ sung nhiều chất sắt bao gồm mận, mơ khô, nho khô, hạt hướng dương, hạt điều, hạnh nhân, mè, khoai tây luộc, gan gà, cua hấp, cá ngừ, rau bó xôi, bông cải xanh nấu chín, dưa đỏ, rau cần, mộc nhĩ đen, mè đen… dồi dào hàm lượng sắt. Chúng cần thiết để cung cấp chất sắt tự nhiên giúp những người bị bệnh trĩ mất máu nhiều có thể hồi phục sức khỏe.
Thực phẩm nhuận tràng
Khi bị táo bón, trĩ hoặc mắc các bệnh đường tiêu hóa khác, bệnh nhân nên ăn các loại thực phẩm nhuận tràng. Bởi chúng sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, thức ăn được hấp thụ và đào thải được dễ dàng hơn. Từ đó các triệu chứng bệnh sẽ giảm bớt, bệnh nhân sẽ bớt đau đớn khi đi đại tiện.
Thực phẩm nhuận tràng tốt nhất cho người bệnh trĩ có thể kể đến như rau mồng tơi, rau đay, rau khoai lang, rau diếp cá, rau dền… Các loại trái cây tươi, đặc biệt là chuối, đu đủ, các loại củ, điển hình như khoai lang.
Thực phẩm giàu magie
Magie là một khoáng chất không thể thiếu cho cơ thể có tác dụng nhuận tràng, điều trị táo bón. Những thực phẩm giàu magie như cá bơn, rau chân vịt, bột yến mạch, bơ lạc, quả bơ, nho khô không hạt, quả hạnh sấy khô, hạt điều sấy khô, đậu nành…
Bổ sung vitamin C và E
Vitamin C rất cần thiết cho việc hình thành và duy trì các mạch máu khỏe mạnh, chống lại những nguy cơ gây bệnh tiềm ẩn. Lượng vitamin C bị giảm khi bạn căng thẳng, ăn nhiều đồ ăn vặt, thực phẩm đóng gói… Vitamin C có nhiều trong các loại rau, củ, quả như: ổi, dâu tây, kiwi, cam, đu đủ, bông cải xanh…
Vitamin E là một vitamin tan trong chất béo, rất quan trọng cho màng tế bào, ngăn ngừa viêm nhiễm, chữa lành các mô bị viêm, giúp thu nhỏ các búi trĩ. Các thực phẩm giàu vitamin E như hạt dẻ, rau cải xanh, rau chân vịt, quả bơ, đu đủ…
Đặc biệt người bệnh trĩ nên uống nhiều nước
Nước là một yếu tố rất cần thiết cho hoạt động sống của con người. Đặc biệt, đối với bệnh nhân mắc bệnh trĩ, nước có tác dụng loại trừ cặn bã trong ruột. Làm mềm phân, củng cố thành tĩnh mạch, tăng cường trao đổi chất và giảm sưng đau do các búi trĩ gây ra.
- Đầu tiên, người bệnh cần uống nhiều nước trong mọi trường hợp như giải khát, trong bữa ăn có nhiều canh… vì nước khá đắc lợi trong việc làm phân mềm.
- Nên uống từ 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày, hãy uống nhiều nước trái cây như nước cam, nước chanh…
- Bệnh nhân có thể uống nước lạnh vào mỗi sáng để kích thích đi tiểu.
- Nước trái cây giúp ích rất nhiều cho người bị bệnh trĩ, nên uống ít nhất một ly nước trái cây mỗi ngày.
Ngoài ra, bệnh nhân trĩ không nên ăn quá no, chia nhỏ các bữa ăn sẽ cho phép dạ dày tiêu hóa thức ăn nhẹ nhàng hơn, không bị quá tải. Nếu ăn năm, sáu bữa nhỏ hàng ngày, áp lực thức ăn trong hệ tiêu hóa được giảm tải, giúp quá trình di chuyển trong ruột được dễ dàng hơn.
Cải thiện chế độ ăn uống là cách hiệu quả để giảm thiểu các dấu hiệu bệnh trĩ. Bạn nên áp dụng chế độ dinh dưỡng có nhiều chất xơ, uống nhiều nước, bổ sung các thực phẩm giàu sắt. Khi đại tiện tránh không được rặn sẽ dẫn đến tình trạng trĩ nặng hơn. Cùng với đó bạn nên tiến hành điều trị bệnh trĩ sớm để tránh những hậu quả về sau khi để bệnh nặng hơn.
>> Điều trị bệnh trĩ khỏi hoàn toàn, dứt điểm không lo tái phát