11 điều nên và không nên khi đau đầu gối

Có khá nhiều cách để giúp kiểm soát các cơn đau đầu gối dù cho đó là chấn thương cấp tính vừa xảy ra hay các vấn đề viêm khớp đã qua nhiều năm. Dưới đây là 11 điều nên và không nên giúp bạn bảo vệ khớp gối của mình tốt nhất.

Không nghỉ ngơi quá nhiều

Nghỉ ngơi khi bị đau là tốt nhưng nghỉ ngơi quá nhiều có thể làm yếu đi các nhóm cơ và gia tăng tình trạng đau khớp. Việc tìm một chương trình tập luyện phù hợp là cần thiết để nâng cao sức khỏe của các nhóm cơ, đặc biệt là các nhóm cơ bảo vệ khớp của bạn. Nếu không chắc chắn bài tập nào là tốt hay không, bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ hay chuyên gia vật lý trị liệu.

Nên tập luyện khi đau đầu gối

11 điều không nên khi đau gối
Nên tập các bài tập giúp giảm căng cứng cơ

Các bài tập tim mạch (cardio) giúp làm khỏe cơ và tăng sự linh hoạt của khớp gối. Các bài tập tạ hay căng giãn cơ cũng vậy. Với cardio, những lựa chọn tối ưu bao gồm đi bộ, bơi, tập dưới nước, đi xe đạp hay các máy tập tại chỗ. Thái cực quyền cũng là một lựa chọn tốt giảm căng cứng cơ, tăng sự cân bằng. Dù bạn đang tập hay chơi một bộ môn thể thao nào đó thì tìm thấy một cường độ, thời gian sao cho phù hợp với chấn thương của mình là hoàn toàn có thể

Đừng mạo hiểm khi đau đầu gối

Việc đầu gối đau, không ổn định dễ gây ra ngã hay chấn thương, làm cho tình trạng khớp nghiêm trọng hơn. Hãy đảm bảo rằng dù ở nhà hay ra ngoài cũng nên trang bị đầy đủ các thiết bị bảo hộ như tay vịn, thang an toàn, thiết bị chiếu sang hành lang… Một chấn thương mới trên nền những tổn thương sẵn có sẽ làm gia tăng mức độ nghiêm trọng và thời gian phục hồi của bạn

Nên dùng “RICE” khi đau đầu gối

Quy trình RICE hiệu quả trong khi điều trị

Lưu ý quy trình R.I.C.E, quy trình xử lý chấn thương cấp tính để đảm bảo đúng bạn xử lý tổn thương mới một cách kịp thời và chính xác.

R: Rest: Nghỉ ngơi ngay sau thời gian chấn thương, tạm dừng các sinh hoạt, vận động hàng ngày.

I: Ice: Chườm đá lên phần tổn thương cấp tính (tránh trực tiếp lên vết thương hở)

C: Compress: Băng ép khu vực tổn thương, tránh sự mất ổn định.

E: Elevator: Nâng, kê cao khu vực tổn thương lên cao (thường là cao hơn tim khi nằm nghỉ ngơi) để máu lưu thông về tim nhiều hơn thay vì khu vực tổn thương

Đừng bỏ qua cân nặng của bạn

Nếu bạn đang cảm thấy hơi nặng nề thì việc giảm một chút cân nặng sẽ gỡ bỏ áp lực lên khớp gối. Hàng ngày khớp gối phải chịu một áp lực rất lớn từ trọng lượng cơ thể, áp lực đó còn có thể nhân lên khi bạn vận động, leo cầu thang… Bạn không cần phải giảm cân đến mức lý tưởng của mình, chỉ một chút thay đổi thôi cũng tạo nên khác biệt lớn.

Đừng e ngại khi sử dụng thiết bị hỗ trợ đi bộ

Nạng hay gậy đi bộ giúp làm giảm trọng lực lên gối của bạn, trong khi nẹp gối giúp bảo vệ và ổn định khớp. Đừng cố vận động khi bạn không chắc chắn với khả năng của mình, vì vậy đừng ngại ngần sử dụng các thiết bị phụ trợ, việc đó sẽ giúp bạn tự tin hơn và an toàn trong sinh hoạt hàng ngày.

Sử dụng các kỹ thuật massage cơ, atpt

Trigger Point

Các kỹ thuật ấn, hay atpt vào một số điểm trên cơ thể có thể giúp bạn kiểm soát cơn đau, hỗ trợ cải thiện chức năng khớp gối. Phương pháp điều trị cơ hay American trigger point therapy của phương tây đang áp dụng tại SCC cũng là một giải pháp mới và đột phá trong điều trị khớp gối. Đặc biệt với những bệnh nhân có dịch khớp gối, việc điều trị cũng có thể hỗ trợ tối ưu mà không cần tiêm hay hút dịch.

Đừng để giày của bạn làm cho vấn đề tồi tệ hơn

Đệm lót đế giúp giảm áp lực lên đầu gối của bạn. Đối với viêm khớp gối, các bác sĩ thường khuyên bạn nên dùng loại lót đặc biệt mà vào đế giày. Tham khảo ý kiến chuyên gia để có sản phẩm phù hợp

Nên sử dụng nhiệt độ thích hợp khi đau đầu gối

Trong 48 – 72 giờ đầu sau chấn thương, nên sử dụng các túi đá, túi lạnh chườm vào vùng bị đau. Chườm từ 15-20 phút 3-4 lần một ngày, những ngày sau chuyển sang chườm nóng hoặc ngâm nước ấm thay thế. Trong những ngày đầu, chườm đá lạnh giúp giảm đau, chống sưng viêm hiệu quả. Tham khảo cách chườm của HTC

Đừng bắt gối làm việc quá sức

Các bài tập có tác động cao có thể làm tổn thương thêm đầu gối đau. Tránh các bài tập mạnh như chạy, nhảy và kickboxing. Cũng tránh thực hiện các bài tập như squats sâu hay tạ qua nặng. Những điều này có thể làm trầm trọng thêm cơn đau và nếu không được thực hiện đúng cách sẽ gây thêm thương tổn.

Tham khảo ý kiến chuyên gia

Nếu cơn đau gối mới chỉ bắt đầu, đừng chủ quan, hãy tham khảo ý kiến từ bác sĩ của mình để đưa ra các giải pháp kịp thời, tránh tổn thương lan rộng và trầm trọng hơn.

Phương pháp điều trị khớp gối tại Phòng khám Xương Khớp HTC

Sau khi thực hiện chẩn đoán đúng bệnh, bác sĩ sẽ dựa vào nguyên nhân gây bệnh, biểu hiện của bệnh và các vấn đề liên quan để lên liệu trình điều trị. Phòng khám Xương Khớp HTC kết hợp phương pháp điều trị tiên tiến như Chiropractic, ATPT cũng như các phương pháp điều trị vật lý trị liệu tiên tiến khác vào điều trị bệnh lý này. Bằng các kỹ thuật nay, bệnh nhân có thể hạn chế nguy cơ sưng, viêm đỏ nóng. Hoặc tiêu dịch viêm nhanh chóng mà không cần hút dịch.

Bênh cạnh việc giảm đau tại chỗ, kỹ thuật điều trị bằng tay ATPT giúp tìm ra những điều đau, xoắn cơ trên hệ cơ. Bằng kỹ thuật điều của Kỹ thuật viên được đào tại bài bản các điểm đau, co xoán được giải phóng, trả lại sự đàn hồi cũng như lưu thông tốt của hệ cơ. Sự lưu thông này còn giúp máu và chất dinh dưỡng được vận chuyển tốt, giúp nuôi dưỡng một hệ cơ khỏe mạnh, hỗ trợ tốt cho hệ xương và các khớp, đem đến sự vận động tối ưu cho bệnh nhân. Phương pháp còn giúp tái cấu trúc hệ cơ, giúp kích thích phục hồi hệ cơ để bệnh nhân có thể sớm trở lại với các thói quen sinh hoạt vận động hay tập luyện các bộ môn thể thao yêu thích.

Với phương châm hạn chế dùng thuốc và xâm lấn tối thiểu, phòng khám Xương Khớp HTC mong muốn mang đến cho người bệnh phương pháp điều trị văn minh, tiên tiến, hiệu quả và không mang lại tác dụng phụ.

Để được tư vấn miễn phí về tình trạng bệnh, quý khách vui lòng liên hệ số hotline: 096.369.1010 hoặc 083.369.1010

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *